Trang phục truyền thống dân tộc Nùng

Việt Hưng 06/11/2023

Trang phục truyền thống dân tộc Nùng

Trang phục truyền thống dân tộc Nùng Phàn Slình huyện Cao Lộc

1. Tên gọi: Trang phục truyền thống dân tộc Nùng

2. Loại hình: tri thức dân gian về trang phục.

3. Địa điểm: huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng, Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.

4. Chủ thể văn hoá:

Đại diện

- Cộng đồng dân tộc Nùng huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.

5. Miêu tả về Di sản văn hoá phi vật thể

Sự đời của trang phục gắn với sự ra đời, tồn tại và phát triển của con người. Trang phục được xem là một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Tại Lạng Sơn, dân tộc Nùng chiếm 42,9% tổng dân số toàn tỉnh. Trang phục truyền thống là một trong những nét đẹp văn hóa và là niềm tự hào của của đồng bào Nùng tỉnh Lạng Sơn nói chung và của huyện Chi Lăng nói riêng. Hiện nay, do tác động của cuộc sống hiện đại nên trang phục truyền thống dân tộc Nùng có nguy cơ bị mai một. Tuy nhiên, những bộ trang phục truyền thống vẫn được những người lớn tuổi mặc trong các ngày lễ tết cổ truyền của dân tộc, trong dịp lễ hội của địa phương hoặc khi gia đình có việc lớn, trang trọng

Trang phục dân tộc Nùng rất đơn giản và chân phương nhưng được cắt may cẩn thận, tỉ mỉ. Áo của phụ nữ có ống tay rộng, cổ tay được trang trí bằng những miếng vải nhiều màu. Màu đặc trưng của trang phục Nùng là màu chàm, được cài bằng một hàng cúc bằng vải bên nách phải. Cổ tay áo được đắp bằng một miếng vải tạo điểm nhấn cho áo. Áo có bốn túi và không có nắp. Quần được may dạng chân què, gấu quần được trang trí đẹp mắt. Trang phục nam giới gồm có áo, quần, thắt lưng, khăn đội đầu, túi vải thêu. Quần được cắt may từ vải nhuộm chàm, cạp to, ống rộng, có chiều dài tới mắt cá chân.

Để may được một bộ trang phục hoàn chỉnh, cần có những miếng vải đã được nhuộm màu chàm đặc trưng và đều khắp mặt vải. Quy trình nhuộm vải là quy trình rất kỳ công và vất vả, phải trải qua nhiều công đoạn như: chế biến cây chàm để tạo thành dung dịch hỗn hợp ngâm vải; giặt vải trước khi nhuộm; hòa hỗn hợp chàm với các nguyên liệu để tạo thành màu chàm truyền thống; chọn thời điểm thích hợp để ngâm vải và phơi phải…Thời điểm thích hợp nhất trong năm để nhuộm vải là mùa thu. Thời điểm này, nắng nhiều nhưng không quá gắt và có gió heo may nên vải sẽ bắt màu tốt hơn

Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển nên đồng bào đã sử dụng một số loại vải dệt để thay thế cho vải nhuộm chàm. Do vải dệt có màu sắc phong phú nên đồng bào có nhiều sự lựa chọn vải để may trang phục hơn. Vì vậy, trang phục truyền thống dân tộc Nùng đã có thêm những màu sắc khác ngoài màu chàm.

6. Hiện trạng Di sản văn hoá phi vật thể

Trang phục dân tộc giờ chỉ được mặc trong những dịp lễ hội, khi gia đình, cộng đồng có việc và các lễ tiết  trong năm

7. Các biện pháp bảo vệ và kiến nghị:

 - Các biện pháp bảo vệ hiện có:

Ngày nay hầu như trang phục dân tộc chỉ được mặc và sử dụng trong các dịp lễ hội, ma chay, lễ làm then tại các gia đình, các buổi biểu diễn văn nghệ của thôn, xã, huyện… Đây cũng chính là dịp để bộ quần áo truyền thống được tôn vinh, khẳng định và tỏa sáng vẻ đẹp của mình. Chính quyền cũng khuyến khích người dân mặc trang phục truyền thống trong những dịp như trên để góp phần bảo vệ, quảng bá vốn di sản văn hóa quý báu của dân tộc.

Trang phục có thể được xem là tiềm năng du lịch chính là ở sự độc đáo và tính chất thủ công của nó vậy nên Để bảo tồn các giá trị cũng như tính độc đáo của trang phục, không thể áp đặt. Cần có những dự án đầu tư, hỗ trợ cho công tác bảo tồn trang phục truyền thống. Sản xuất thủ công truyền thống có đặc điểm là năng suất rất thấp, giá thành ví thế khá cao so với những sản phẩm công nghiệp. Do đó phải kết hợp một loạt các chính sách như: chính sách về trợ giá, chính sách về quy hoạch vùng nguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm của trang phục truyền thống; chính sách đãi ngộ với những người được coi là nghệ nhân; chính sách quy hoạch, bảo tồn các làng nghề, bản nghề và đưa vào khai thác thành những điểm du lịch…

- Mong muốn Ủy ban nhân dân xã xây dựng quỹ đất để tiến hành trồng bông, phục vụ cho việc lấy bông dệt vải. Được đầu tư kinh phí để tiến hành khôi phục lại quy trình dệt vải trước đây.

8 .Danh mục tài liệu có liên quan: Phiếu kiểm kê di sản văn hóa năm 2013 – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn.

 

 

 

 

Bài liên quan
Lễ hội Háng pỉnh
13/11/2023

Lễ hội Háng pỉnh

Lễ hội Nhị - Tam Thanh
13/11/2023

Lễ hội Nhị - Tam Thanh

Lễ hội Đền Kỳ Cùng - Tả Phủ
13/11/2023

Lễ hội Đền Kỳ Cùng - Tả Phủ

0.03293 sec| 822.148 kb