Hành trình thú vị đưa Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn ra thế giới
Phòng Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn (Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn) đang tích cực nghiên cứu, cầu thị tiếp thu kinh nghiệm của một số địa phương trong nước và một số Công viên địa chất (CVĐC) trên thế giới trong xây dựng chiến lược truyền thông CVĐC Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn ra thế giới.
Sau khi định vị sản phẩm du lịch cốt lõi vùng Công viên địa chất (CVĐC) Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là sản phẩm du lịch địa chất (Con đường mòn địa chất, Bảo tàng thiên nhiên ở Điểm Thế giới đầm hồ Na Dương), du lịch mạo hiểm (thám hiểm hang động, hố sụt, Via Ferrata, vượt thác, trekking, zipline, chèo SUP, Kayak) và xác định sản phẩm du lịch vệ tinh là 38 điểm trên 4 tuyến du lịch CVĐC, Làng du lịch, Làng văn hoá du lịch trong vùng CVĐC Toàn cầu Lạng Sơn.
Với sản phẩm du lịch cốt lõi được định vị như trên, xác định đối tượng khách tiềm năng là khách trong nước (cho các sản phẩm con đường mòn địa chất, Bảo tàng thiên nhiên ở Điểm Thế giới đầm hồ Na Dương), khách quốc tế (cho du lịch mạo hiểm: thám hiểm hang động, hố sụt, Via Ferrata, vượt thác, trekking, zipline, chèo SUP, Kayak và trekking Con đường mòn địa chất).
Sau khi xác định được sản phẩm du lịch cốt lõi vùng CVĐC Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là sản phẩm du lịch địa chất, du lịch mạo hiểm, xác định đối tượng khách tiềm năng từ đó tập trung xây dựng cơ chế, chính sách, phát triển sản phẩm du lịch, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhận lực, quảng bá mạnh sản phẩm du lịch CVĐC ra thế giới.
Học tập kinh nghiệm của tỉnh Quảng Bình trong tăng cường đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch, dịch vụ dưới nhiều hình thức, như: Quảng bá, giới thiệu các tuyến, điểm du lịch trên trang mạng xã hội, website của đơn vị và facebook của cá nhân; tiếp cận phương thức quảng bá thông qua phim điện ảnh, các kênh truyền hình nổi tiếng trong nước và quốc tế, qua các nhân vật nổi tiếng, có sức ảnh hưởng lớn để tạo ra hiệu ứng lan tỏa. Đồng thời tăng cường xúc tiến, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch, nhất là trên các nền tảng số; đẩy mạnh hợp tác cùng các công ty lữ hành, đối tác trong và ngoài tỉnh nhằm thu hút khách du lịch; tổ chức các đoàn đi xúc tiến, tìm kiếm đối tác để hợp tác đưa khách đến các tuyến, điểm của đơn vị…
Nghiên cứu chiến lược truyền thông của một số tỉnh, thành Việt Nam, một số CVĐC toàn cầu UNESCO, công ty lữ hành như: Oxalis, Việt Nam Expeditions, Tổ Ong Adventures, Jungle Boss,…và kết nối, hợp tác với các chuyên gia truyền thông trong truyền thông, quảng bá sản phẩm du lịch.
Trong thời gian tới cần đẩy mạnh truyền thông, quảng bá CVĐC Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn ra thế giới qua Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO, Mạng lưới CVĐC Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Mạng lưới CVĐC toàn cầu Việt Nam,...
Truyền thông trên trang mạng xã hội, website của đơn vị và facebook của cá nhân. Ứng dụng công nghệ số trong quảng bá các giá trị hang động, hố sụt, thác nước, Con đường mòn địa chất. Tạo các từ khoá cốt lõi về du lịch CVĐC Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn cho hoạt động tìm kiếm trên Google. Tổ chức các đoàn đi xúc tiến, quảng bá du lịch ở nước ngoài (gặp gỡ các chuyên gia, doanh nghiệp, công ty lữhành, hiệp hội hang động, nhà thám hiểm hang động để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch, đặc biệt sản phẩm du lịch địa chất, du lịch mạo hiểm, thám hiểm hang động). Truyền thông, quảng bá du lịch CVĐC Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn qua phim điện ảnh, các kênh truyền hình nổi tiếng ở trong nước và trên thế giới, qua người nổi tiếng, các hoạ sỹ, nhiếp ảnh gia nổi tiếng trong nước và trên thế giới,…
Tiếp tục giữ liên lạc với Hiệp hội Hang động Bỉ (thành viên Hiệp hội đã thông tin về việc đến thám hiểm hang động CVĐC Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn vào tháng 7/2025), Hiệp hội Hang động Quốc gia Hoa Kỳ (dự kiến tổ chức một Đoàn thám hiểm hang động CVĐC Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn vào tháng 10/2025), Hiệp hội Hang động Hàn Quốc và Hiệp hội Hang động Croatia đang xem xét tổ chức Đoàn thám hiểm đến CVĐC Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn. Thông qua các Hiệp hội Hang động trên thế giới cũng góp phần đưa Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn ra thế giới.
Phạm Hương, Phòng Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn (Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn)