Lễ hội Nhị - Tam Thanh

Quỳnh Ngọc 13/11/2023

Lễ hội Nhị - Tam Thanh

1. Tên gọi: Lễ hội Nhị - Tam Thanh

Tên gọi khác: Hội chùa Tam Thanh

2. Loại hình: Lễ hội truyền thống.

3. Địa điểm: TP. Lạng Sơn

4. Chủ thể văn hoá: Cộng đồng các dân tộc TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

5. Thời Gian: ngày 14 – 15 tháng Giêng hàng năm

6. Miêu tả về Di sản văn hoá phi vật thể

 Lễ hội chùa Tam Thanh – Nhị Thanh (Hội chùa Tam Thanh) được tổ chức ngày 14 – 15 tháng Giêng hàng năm. Ngày 14 âm lịch tổ chức lễ Thượng Nguyên và tế Quan Đốc Trấn Ngô Thì Sỹ ở chùa Tam Giáo và Di Ai Đường; chính hội vào ngày 15 âm lịch.

Chùa Tam Thanh có tên chữ là Thanh Thiền Tự, nằm trong Động Tam Thanh, khu núi đá Tam Thanh thuộc phường Tam Thanh, TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Qua các thư tịch cổ, các nhà nghiên cứu cho rằng chùa Tam Thanh có từ thời Lê. Căn cứ tấm bia cổ nhất ở Động Tam Thanh (Thanh thiền động và Pháp luân thường chuyển) chế tác vào năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677) ghi chép về việc trùng tu Chùa tam Thanh. Tên chùa “Tam Thanh” cũng đã được nhiều người giải thích khác nhau, có ý kiến cho rằng, nơi đây khởi nguyên là một địa điểm thờ tự của Đạo Giáo, do vậy Tam Thanh tức là Ngọc Thanh, Thượng Thanh và Thái Thanh là ba cung Thanh cao nhất được coi là ba nơi tiên cảnh trong Đạo Giáo.

Lễ hội cũng là dịp để nhân dân miền biên cương Xứ Lạng tưởng nhớ công lao của Quan Đốc Trấn Ngô Thì Sỹ dưới thời hậu Lê có công dẹp nạn cướp bóc, ổn định đời sống nhân dân vùng biên ải Trấn Thành Lạng Sơn (1777 – 1780). Sau khi Quan Đốc Trấn Ngô Thì Sỹ mất, để tưởng nhớ, nhân dân lập ban thờ ông tại Động Thông Thiên (Động Nhị Thanh) gọi là Di Ái Đường, và lập 01 ban thờ nữa tại chùa Tam Thanh. Hàng năm, vào ngày mở hội, nhân dân tổ chức rước Linh vị sang dự hội chùa Tam Thanh.

Lễ hội chùa Tam Thanh – Nhị Thanh đã được hình thành và phát triển như một nét văn hóa đặc sắc của địa phương. Lễ hội được tổ chức mỗi năm 1 lần, thu hút được sự quan tâm và tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong vùng và cả du khách ở các vùng khác.

7. Hiện trạng Di sản văn hoá phi vật thể

Lễ hội được tổ chức định kỳ thường xuyên, một năm 1 lần                                    

8. Các biện pháp bảo vệ và kiến nghị:

- Các biện pháp bảo vệ hiện có:

+ Kết hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể có các hoạt động hỗ trợ như đảm bảo an ninh trật tự, tổ chức lễ khai mạc lễ hội, hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị (âm thanh, loa đài…)…

+ Lên kế hoạch tổ chức lễ hội theo đúng các nghi thức truyền thống, có các bản sao lưu để làm tư liệu cho các kỳ lễ hội tiếp theo, tổ chức quay phim, chụp ảnh để lưu giữ.

+ Bảo quản, giữ gìn kiệu, cờ quạt, chấp kích, bát bửu, phục trang, các nhạc cụ… phục vụ quá trình tế lễ...

- Đề xuất của chủ thể để bảo vệ và phát huy lễ hội.

+ Cần xây dựng kế hoạch và biện pháp tổ chức, quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ sao cho vừa đảm bảo an ninh trật tự, hợp lý, phù hợp với không gian diễn ra lễ hội; vừa đảm bảo chất lượng, bảo vệ người tiêu dùng; vừa đáp ứng được nhu cầu của du khách thập phương.

+ Quan tâm, chú trọng hơn tới phần hội, cụ thể như khôi phục lại những trò chơi dân gian truyền thống, tổ chức thêm nhiều trò chơi mới nhằm tạo sự  hấp dẫn, vui tươi hơn cho lễ hội, đồng thời thông qua đó khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước và quảng bá hình ảnh văn hóa - con người Xứ Lạng.

+ Có các biện pháp hướng dẫn người dân tham gia lễ hội, vãn cảnh chùa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, hạn chế đốt vàng hương trong khu vực tổ chức lễ hội

2.9 Danh mục tài liệu có liên quan:  Phiếu kiểm kê di sản văn hóa năm 2013 – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn.

 

Rước kiệu trong lễ hội (Ảnh: Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn)

Nghi lễ tại ban thờ Mẫu trong Động Tam Thanh

(Ảnh: Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Lạng Sơn)

Rước bát hương thờ Quan Đốc Trấn Ngô Thì Sỹ tại Động Nhị Thanh

 

Bài liên quan
Lễ hội Háng pỉnh
13/11/2023

Lễ hội Háng pỉnh

Lễ hội Đền Kỳ Cùng - Tả Phủ
13/11/2023

Lễ hội Đền Kỳ Cùng - Tả Phủ

Trang phục của người Sán Chỉ
13/11/2023

Trang phục của người Sán Chỉ

0.14362 sec| 824.32 kb