Định vị sản phẩm du lịch cốt lõi vùng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn
Định vị sản phẩm du lịch cốt lõi vùng Công viên địa chất (CVĐC) Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là sản phẩm du lịch địa chất (Con đường mòn địa chất, Bảo tàng thiên nhiên ngoài trời ở Điểm Thế giới đầm hồ Na Dương), du lịch mạo hiểm (thám hiểm hang động, hố sụt, Via Ferrata, vượt thác, trekking, zipline, chèo SUP, Kayak), sản phẩm du lịch vệ tinh là 38 điểm trên 4 tuyến du lịch CVĐC, Làng du lịch, Làng văn hoá du lịch trong vùng CVĐC Toàn cầu Lạng Sơn (tham khảo ý tưởng của tỉnh Quảng Bình, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Thái Nguyên và một số CVĐC toàn cầu UNESCO trên thế giới trong hình thành các Làng du lịch; mô hình hợp tác giữa doanh nghiệp và cộng đồng trong việc xây dựng, phát triển Làng du lịch; nghiên cứu Tiêu chí Làng du lịch tốt nhất của Tổ chức Du lịch Thế giới).
Sau khi xác định được sản phẩm du lịch cốt lõi vùng CVĐC Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là sản phẩm du lịch địa chất, du lịch mạo hiểm, xác định đối tượng khách tiềm năng là khách quốc tế, từ đó tập trung xây dựng cơ chế, chính sách, phát triển sản phẩm du lịch, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhận lực, quảng bá mạnh sản phẩm du lịch CVĐC ra thế giới, định hình và phát triển sản phẩm du lịch vệ tinh (38 điểm trên 4 tuyến du lịch CVĐC, Làng du lịch, Làng văn hoá du lịch trong vùng CVĐC Toàn cầu Lạng Sơn). Ứng dụng công nghệ số trong quảng bá các giá trị hang động, hố sụt, thác nước, Con đường mòn địa chất. Tạo các từ khoá cốt lõi về du lịch CVĐC Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn cho hoạt động tìm kiếm trên Google. Tổ chức các đoàn đi xúc tiến, quảng bá du lịch ở nước ngoài (gặp gỡ các chuyên gia, doanh nghiệp, công ty lữ hành, hiệp hội hang động, nhà thám hiểm hang động để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch, đặc biệt sản phẩm du lịch địa chất, du lịch mạo hiểm, thám hiểm hang động). Truyền thông, quảng bá du lịch CVĐC Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn qua phim điện ảnh, các kênh truyền hình nổi tiếng ở trong nước và trên thế giới, qua người nổi tiếng, các hoạ sỹ, nhiếp ảnh gia nổi tiếng trong nước và trên thế giới,…
Tiếp tục giữ liên lạc với Hiệp hội Hang động Bỉ (thành viên Hiệp hội đã thông tin về việc đến thám hiểm hang động CVĐC Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn vào tháng 7/2025), Hiệp hội Hang động Quốc gia Hoa Kỳ (dự kiến tổ chức một Đoàn thám hiểm hang động CVĐC Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn vào tháng 10/2025), Hiệp hội Hang động Hàn Quốc và Hiệp hội Hang động Croatia đang xem xét tổ chức Đoàn thám hiểm đến CVĐC Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn.
Tiếp tục trao đổi, học tập kinh nghiệm quản lý, bảo tồn, khai thác hiệu quả các giá trị di sản của các tỉnh: Quảng Bình, Ninh Bình, Quảng Ninh, Hà Giang,…và một số CVĐC Toàn cầu UNESCO trên thế giới trong xây dựng và phát triển CVĐC Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn.
Tiếp tục giữ liên lạc, kết nối, thu xếp buổi họp trực tuyến với Oxalis; hợp tác với Jungle Boss khảo sát các điểm tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch địa chất, du lịch mạo hiểm trong vùng CVĐC Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn.
Nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của tỉnh Quảng Bình để tư vấn cho doanh nghiệp quy trình xin khai thác một sản phẩm du lịch địa chất, du lịch mạo hiểm. CVĐC Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách, công ty lữ hành, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Hiện Công ty Cổ phần Việt Nam Expeditions mới được cấp phép khai thác du lịch mạo hiểm tại Điểm Cổng trời Yên Sơn, Thung lũng Lân Ty (huyện Hữu Lũng); một số doanh nghiệp đang quan tâm đến dự án Tour du lịch giáo dục ngoài trời, các điểm tiềm năng phát triển du lịch thám hiểm hang động, hố sụt (Hang Ngườm Moóc, Hố sụt Thẩm Lũm, Hố sụt Ùng Roặc, huyện Bình Gia; Hang Khuôn Bồng, huyện Bắc Sơn), Con đường mòn địa chất “Hành trình đến với Trái tim Hồ Lân Ty", huyện Hữu Lũng.
Phạm Hương, Phòng Quản lý Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn (Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn)