Lễ cưới của người Tày

Tuấn Khanh 07/11/2023

Lễ cưới của người Tày

1. Tên gọi: Lễ cưới của người Tày

2. Loại hình: Tập quán xã hội

3. Địa điểm: Các huyện; Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng, Hữu Lũng, Lộc Bình, Cao Lộc,thành phố Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn

4. Chủ thể văn hoá: Trường hợp chủ thể tập quán xã hội là cộng đồng, nhóm người:

Những người đại diện:

Họ và tên Nông Thị Nga. Tên pháp: Hoàng Huyền Huệ.

Ngày, tháng, năm sinh1933. Dân tộc:  Tày.

       Nghề nghiệp: Thầy then.

Địa chỉ liên lạc Thôn Khòn Mới, xã Bình Phúc, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.

 5. Miêu tả về Di sản văn hoá phi vật thể:

a. Quá trình ra đời, tồn tại của tập quán xã hội.

Đây là nghi lễ kết đôi cho đôi nam nữ đã đến tuổi lập gia đình riêng. Đôi nam nữ này đã có thời gian tìm hiểu nhau, hoặc do gia đình nhờ mai mối tìm đôi giúp. Nghi lễ đã tồn tại rất lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, ngày nay nghi lễ vẫn được thực hành thường xuyên dù đã có những đổi mới.

b. Miêu tả hình thức biểu hiện, quy trình thực hành, các sản phẩm vật chất, tinh thần được tạo ra trong quá trình thực hành tập quán xã hội, không gian văn hóa liên quan v.v

Quy trình thực hành:

Thông thường một lễ cưới của người dân tộc Tày được tiến hành theo 5 bước chính:

- Xin số:

- Nhà trai có bố hoặc mẹ là đại diện mang chút trầu cau, 1-2 gói bánh kẹo xuống nhà gái xin bản mệnh của cô dâu về để xem hai người có hợp tuổi không. Bản mệnh cô gái được ghi trong giấy đỏ.

Sau đó, nếu thầy xem thấy hợp, khoảng 1 thời gian ngắn sau nhà trai mang lễ vật đến nhà gái.

- Lễ báo hợp số:

- Sau khi gia đình nhà trai xem xong mệnh của 2 con trẻ. Nếu hợp tuổi nhau nhà trai cử 4-5 người đại diện gồm: Ông mối, những vị cao niên có tiếng nói bên nhà trai sang nói chuyện hẹn ngày mang lễ đến để ăn hỏi.

- Lễ vật gồm: 1-2 kg thịt, 2 đĩa xôi, trầu cau.

- Lễ ăn hỏi:

- Do gia đình nhà trai định ngày sau đó thông báo cho nhà gái.

- Thành phần: Ông mối, anh em nội ngoại, con cháu, bạn bè là đại diện cho nhà trai sang nhà gái.

- Lễ vật của lễ ăn hỏi gồm: 1 con gà sống, thịt lợn, xôi đỏ, rượu, thuốc lá, trầu cau.

- Nội dung: Nhà trai tiến hành thưa chuyện

+ Xin phép gia đình nhà gái, xin cho cô gái sau này làm dâu con trong nhà.

+ Hỏi nhà gái yêu cầu những gì: Gồm lễ vật, yêu cầu về điệu kiện khác.

+ Báo ngày cưới, định ngày giờ đón dâu, giờ cô dâu vào cửa nhà trai.

+ Hướng dẫn phong tục thờ cúng tổ tiên của 2 bên gia đình.

- 2 bên gia đình thống nhất, đại diện nhà trai sẽ cùng ăn cơm với gia đình nhà gái.

Trước đây, sau lễ ăn hỏi khoảng 1 tháng, có khi vài tháng tiến hành lễ cưới. Tuy nhiên, hiện nay lễ ăn hỏi thường được tiến hành sát ngày cưới trước khoảng 1 tuần hoặc 1 ngày. Vì mọi công việc đã được đồng ý từ trước, việc ăn hỏi chỉ mang tính hình thức.

- Lễ cưới

Được tổ chức theo thời gian mà hai gia đình đã quyết định trong lễ ăn hỏi.

Nhà trai chuẩn bị phòng đón dâu, cô dâu chuẩn bị những đồ cần thiết mang về nhà trai (Vật dụng cá nhân như quần áo, chăn màn mới, xô, chậu….)

Thành phần đón dâu khoảng 8-12 người, gồm: ông mối, bà đón, chú rể,  cô đón, anh em họ hàng, cháu chắt, bạn bè….Ngày nay đông hơn, tùy thuộc vào mối quan hệ của gia đình và chú rể.

Nhà trai sang đón dâu mang theo lễ vật gồm: 1 con lợn; 02 con gà luộc chín, 10kg xôi đỏ, bánh kẹo, trầu cau, thuốc lá.

Khi nhà trai sang nhà gái đón dâu, phải trải qua nhiều thử thách như: Tục chăng dây, đóng cửa, cài then, chải chiếu ngược, … Lúc này, để vượt qua được những thử thách này đòi hỏi Ông quan làng phải hát “quan làng” khi hát xong, lời hát có sự thuyết phục thì những thử thách ấy sẽ được nhà gái tự động tháo gỡ cho.

Hai họ nhà trai, nhà gái ngồi uống nước, thưa chuyện. Đại diện nhà trai xin phép nhà gái được đón cô dâu về làm dâu con. Khi nhà gái đồng ý, ông mối sẽ chỉ dẫn chú rể xin phép bố mẹ vợ vào đón cô dâu.

Khi ra cửa cô dâu sẽ được anh em trai che nón cho, cô dâu phải có lì xì đỏ cho người che nón.

Cô dâu về nhà chồng

Khi cô dâu về đến cửa nhà trai, thầy làm lễ “Trải ví” để xua đuổi tà ma đi theo ngay trước cửa nhà.

Lúc này nhà trai sẽ thắp hương, báo cáo với ông bà tổ tiên “gia đình có thêm con dâu mới”. Cô dâu, chú rể bái tổ tiên.

Khi các thủ tục đã làm xong, 2 bên gia đình cũng ngồi lại với nhau nói chuyện và ăn một bữa cơm.

5. Lễ lại mặt

Thường thì lễ lại mặt sẽ được tổ chức vào hôm sau ngày cưới

- Lễ vật gồm: 2-3kg thịt lợn sống; làn xôi khoảng 3kg, bánh kẹo, hoa quả, thuốc lá… Khi 2 vợ chồng ăn 1 bữa cơm xong, chào hỏi gia đình nhà vợ thì 2 vợ chồng phải nhanh chóng về nhà chồng trước khi trời tối.

- Hiện nay, Lễ lại mặt cũng là 2 vợ chống về nhà vợ nhưng lễ vật không yêu cầu cầu kì nữa mà phụ thuộc vào chú rể và vẫn phải về nhà trước khi mặt trời lặn.

Ý nghĩa: Để cho con rể gặp gỡ, chào hỏi, làm quen với anh em họ hành nhà vợ.

  Các sản phẩm vật chất được tạo ra trong quá trình thực hành, không gian văn hóa liên quan:

Từ sau nghi lễ cưới được tiến hành thì một gia đình mới được cộng đồng công nhận.

c. Hình thức lưu truyền: Truyền khẩu, truyền miệng             

d. Các tư liệu, tài liệu liên quan đến tập quán xã hội.

6. Đánh giá thực trạng

- Trước đây, cô dâu chú rể mặc trang phục dân tộc trong ngày cưới, hiện nay hầu như không còn mặc trang phục dân tộc mà chuyển sang âu phục.

- Tục hát quan làng trong đám cưới không còn.

- Nhiều tục lệ  đã được điều chỉnh (như tục thách cưới không còn nặng nề như trước đây...)

- Số lượng biết và am hiểu hiện có: Những người trưởng thành đều biết và am hiểu.

- Số lượng người thường xuyên thực hành: Tất cả nam nữ thanh niên đến độ tuổi lấy chồng.

e. Xu hướng duy trì, phát triển của tập quán xã hội

Có khả năng khôi phục, duy trì, phát triển            

Đây là nét phong tục, tập quán của người dân địa phương đã được truyền lại qua rất nhiều thế hệ. Hiện nay, phong tục này vẫn được duy trì và thường xuyên được thực hành.

- Bảo tồn có chọn lọc các giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc trong việc cưới loại bỏ dần các hủ tục lạc hậu, xây dựng thêm các yếu tố văn hoá mới phù hợp với thuần phong, mỹ tục của từng dân tộc, gắn với việc xây dựng nông thôn mới. Hình thành phép ứng xử văn hoá, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới phù hợp với truyền thống văn hoá và đạo lý của địa phương.

- Tích cực tuyên truyền để nhân dân địa phương cố gắng gìn giữ, duy trì và phát huy những thủ tục, những nét tập quán đặc sắc của dân tộc.

8. Danh mục tài liệu có liên quan

Phiếu kiểm kê văn hoá phi vật thể tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2015, loại hình tri thức Tập quán xã hội.

 

 

 

 

 

Bài liên quan
Lễ hội Háng pỉnh
13/11/2023

Lễ hội Háng pỉnh

Lễ hội Nhị - Tam Thanh
13/11/2023

Lễ hội Nhị - Tam Thanh

Lễ hội Đền Kỳ Cùng - Tả Phủ
13/11/2023

Lễ hội Đền Kỳ Cùng - Tả Phủ

0.03367 sec| 836.352 kb