Trò chơi Lảy cỏ

Tuấn Khanh 08/11/2023

 Trò chơi Lảy cỏ

1. Tên gọi: Trò chơi Lảy cỏ

2. Loại hình: tri thức dân gian

3. Địa điểm: huyện Văn Quan – tỉnh Lạng Sơn

4. Chủ thể văn hoá: Tên thường gọi của cộng đồng, nhóm người: Cộng đồng dân tộc Tày - Nùng

Những người đại diện:

 Họ và tên: Nông Bình Thuận

Ngày, tháng, năm sinh: 1919                         Dân tộc: Tày

Nghề nghiệp: Làm ruộng (cán bộ lão thành cách mạng).

Địa chỉ liên lạc: thôn Nà Lắc, xã Trấn Ninh, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.

5. Miêu tả về Di sản văn hoá phi vật thể:

a. Quá trình ra đời, tồn tại của tri thức dân gian.

Trò chơi Lảy cỏ theo lời kể của các cụ cao niên và tham khảo tài liệu ghi chép lại thì trò chơi lảy có nguồn gốc từ xa xưa, khi dân tộc Tày – Nùng di cư vào Việt Nam sinh sống đã mang theo bản sắc của dân tộc mình, trò chơi thường được chơi trong các đám cưới, ngày tết, lễ hội. Khi đã có chút chất men say thì trò chơi mới vui, nếu ai thua thì sẽ bị phạt uống rượu. ngày xưa có chơi số 5 nhưng sau đó người ta bỏ số 5 đi vì người ta đọc là ‘ Lẳm môn lẳm” nghĩa là buồn âm điệu thấp và không vui. Trong khi chơi trò này phải hò hét, nhiều người thuộc số đếm mà cùng đọc thì âm lượng lớn và vui tai. Nếu hai người cùng đoán đúng thì cùng nói “ Thủng xính” nghĩa là hòa nhau.

b. Hình thức lưu truyền: Truyền khẩu, truyền miệng                            

c. Các tư liệu, tài liệu liên quan đến tri thức dân gian.

d. Nội dung và quy trình thực hành tri thức dân gian.

Số đếm cần thuộc (phải đọc theo tiếng dân tộc): có nhiều cách đọc khác nhau tùy theo mỗi cùng và mỗi dân tộc

Số 0: Tối giàu tối / Lái giàu cóoc      

Số 1: Dzắt tỉm dzắt/ Rất tình tinh/ Nhất tiểm/ Nhất tình đời

Số 2: Nhì tảu nhỉ/ Nhì tu mày / Nhì tẳng đơn/ Nhỉ tiểm

Số 3: Slam tỉm slam/ Tam rén khèn/Tam quá mả/ Sam tiển/ Sam tua sam

Số 4: Slế hồng slế/ Xí tu mày/ Xế tài xế/ Xế tua

Số 5: (Không có)/  Ứng phò mã/ Lẳm môn lẳm

Số 6: Lọoc w áy lọoc/ Lộc cô chung

Số 7: Slắt chểu slắt / Sắt chũ hồng.

Số 8: Pát giàng pát/ Pét làn thai/ Pét buồng pét

Số 9: Cẩu phái sòong/ Cẩu qua mả 

Số 10: Hối mả/ Hoi tha lưu/ Hồi mã/ Hối lồi lồi.

Cách chơi:

Mỗi lượt chơi chỉ có 2 người, thường chọn 4 que đũa làm mốc thắng thua, người nào thắng thì được lấy 1 que đũa cho đến hết 4 que thì xem bên ai được nhiều que đũa hơn thì là người đó thua. Có một trọng tài chứng kiến để phân định thắng thua (trọng tài sẽ bị phạt nếu xử sai).

Khi chơi 2 người đồng thanh gọi lên một số đếm (ở trên) do mình lựa chọn và cùng giơ ngón tay ra (tùy mình thích) miễn sao cộng các ngón tay 2 người khớp lại vừa đúng với số mà mình vừa hô. Ai đoán đúng sẽ thắng, ai thua thì bị phạt uống 1 chén rượu hay 1 bát rượu.

Chú ý: Trò chơi quan trọng là thuộc bài (tên gọi các số đếm) và nhanh tay giơ ngón (có thể giơ đúng, có thể giơ sai để lừa đối phương).

6. Đánh giá thực trạng

- Số lượng biết và am hiểu hiện có: hầu hết đàn ông con trai trung niên sinh sống trong làng đều thuộc và nắm bắt cách chơi.

- Số lượng người thực hành: khoảng 20 người vẫn thường xuyên chơi trong các nhà có đám cưới và lễ hội.

7. Các biện pháp bảo vệ và kiến nghị

Tổ chức lại trò chơi  Lảy cỏ vào trong những dịp lễ hội, lễ tết và trong các đám cưới.

Xây dựng kế hoạch lâu dài trong việc bảo tồn và bảo lưu giá trị văn hóa tinh thần của người dân tộc Tày – Nùng.

10.8. Danh mục tài liệu có liên quan

Phiếu kiểm kê văn hoá phi vật thể tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2015, loại hình tri thức dân gian .

 

 

 

 

Bài liên quan
Lễ hội Háng pỉnh
13/11/2023

Lễ hội Háng pỉnh

Lễ hội Nhị - Tam Thanh
13/11/2023

Lễ hội Nhị - Tam Thanh

Lễ hội Đền Kỳ Cùng - Tả Phủ
13/11/2023

Lễ hội Đền Kỳ Cùng - Tả Phủ

0.07409 sec| 808.281 kb