Thịt treo gác bếp người Dao

Quỳnh Ngọc 07/11/2023

Thịt treo gác bếp người Dao

1.Tên gọi: Thịt treo gác bếp (Dao) (Tên gọi khác: không)

2. Loại hình: tri thức dân gian (ẩm thực).

3. Địa điểm: Các huyện Bắc Sơn, Hữu Lũng, Cao Lộc, Lộc Bình.

4 Chủ thể văn hoá

Cộng đồng Dao Lo gang Các huyện: Bắc Sơn, Hữu Lũng, Cao Lộc, Lộc Bình.

Đại diện cộng đồng dân tộc Dao -  xã Mẫu Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

5. Miêu tả về Di sản văm hoá phi vật thể

Đây là món ăn đã có từ lâu đời, là món ăn truyền thống trong các ngày tết của dân tộc Dao, được các cụ truyền lại cho con cháu trong gia đình. Chọn những con lợn làng khoảng 70kg không gầy quá, không béo quá để thịt. Lợn sau khi thịt xong chọn phần để treo và những phần đó không được rửa nước lã mà cắt từng miếng riêng về ướp với muối và ít rượu. Thịt gác bếp ngon nhất là phần ba chỉ và mông. Người Dao thường làm thịt treo gác bếp trong khoảng từ ngày 15 đến 28 tháng giêng âm lịch và để 1 năm sau mới mang ra chế biến.Phần thịt ba chỉ và mông sau khi được chọn sẽ cắt thành từng miếng dày khoảng 5-7cm rồi ướp với muối và ít rượu. Khi làm món ăn này nên chú ý đến thời tiết, nếu trời lạnh thì thịt để ướp 1 tuần mới treo lên gác bếp. Nếu trời ấm thì để 2 ngày cho ngấm muối rồi mới treo lên gác bếp. Thường bếp của gia đình dân tộc Dao có 2 giá để, một giá phía dưới được để ngô và một số đồ khô khác, còn một giá cao hơn thường để treo thịt. Thịt treo gác bếp để trong thời gian 6 tháng mới khô. Khi thịt khô người dân thường bảo quản bằng cách cho vào bao để không bị mốc và vẫn tiếp tục treo trên gác bếp, thịt khô có thể để được từ 1-2 năm. Cứ 3kg thịt tươi thì được 1 kg thịt khô. Món ăn thường được thưởng thức trong các ngày tết. Trước khi nấu cần phải đốt qua lửa cho thịt mềm rồi lấy dao cạo sạch rồi mới chế biến, có thế nấu thành các món xào như: thịt xào hành, thịt xào hành tây và cần tỏi…

6. Hiện trạng Di sản văn hoá phi vật thể

Món ăn này thường được làm để dùng trong ngày lễ tết và trong các bữa ăn hàng ngày; các hộ dân tại địa phương đều biết làm. Đây là món ăn truyền thống trong ngày tết nên  vẫn được duy trì và truyền dạy lại cho các thế hệ sau.

7. Các biện pháp bảo vệ và kiến nghị

- Chính quyền địa phương cần nghiên cứu, sưu tầm lại các món ăn truyền thống và đặc sắc của địa phương mình để tuyên truyền quảng bá, giới thiệu về bản sắc văn hóa của địa phương mình.

- Khuyến khích người dân gìn giữ và truyền dạy cho con cháu những kinh nghiệm về các món ăn của địa phương.

8. Danh mục tài liệu có liên quan

 - Phiếu kiểm kê văn hoá phi vật thể DSVH PHI VẬT THỂ TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 (Loại hình tri thức dân gian)  Thịt treo gác bếp (Dao).

Thịt treo gác bếp dân tộc Dao Logang Lạng Sơn

 

Bài liên quan
Lễ hội Háng pỉnh
13/11/2023

Lễ hội Háng pỉnh

Lễ hội Nhị - Tam Thanh
13/11/2023

Lễ hội Nhị - Tam Thanh

Lễ hội Đền Kỳ Cùng - Tả Phủ
13/11/2023

Lễ hội Đền Kỳ Cùng - Tả Phủ

0.02492 sec| 814.016 kb