Hành trình khám phá Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn “Dòng chảy sự sống nơi miền đất thiêng"

Phạm Hương 08/07/2025

Trải dài trên lãnh thổ rộng lớn 4.842,58 km2, Công viêđịa cht toàn cu UNESCO Lng Sơlà viên ngọc ẩn mình trong vùng núi phía Bắc Việt Nam. Đó là một minh chứng sống động, gói gọn trong những cảnh quan đa dạng của nó hành trình trải qua 500 triệu năm tiến hóa của sự sống. Từ vùng biển cổ xưa và vùng đất núi lửa đến rừng gỗ nghiến, mỗi mặt của Công viên địa chất đều kể một câu chuyện độc đáo. Công viên địa chất là một tấm thảm rực rỡ về sự đa dạng sắc tộc, với những đóng góp về phong tục và truyền thống độc đáo của mỗi nhóm dân tộc. Đời sống tâm linh của Công viên địa chất bắt nguồn sâu xa từ Đạo Mẫu, một tín ngưỡng thờ Mẫu được UNESCO công nhận. Sự kết hợp hài hòa giữa lịch sử tự nhiên, đa dạng văn hóa và truyền thống tâm linh khiến Công viêđịa cht toàn cu UNESCO Lng Sơtrở thành một điểm đến độc đáo để tìm hiểu, khám phá. Nó được coi là ngọn hải đăng cho sự phát triển bền vững, là sự tôn vinh khả năng phục hồi của thiên nhiên và văn hóa.

Đền Bắc Lệ

Là điểm khởi đầu của Công viêđịa cht toàn cu UNESCO Lạng Sơn, đồng thời cũng là điểm khởi đầu của quá trình lan tỏa, du nhập, giao hòa và bản địa hóa Đạo Mẫu từ phía đồng bằng, đền Mẫu Bắc Lệ  trung tâm của một quần thể gồm hàng chục ngôi đền thờ Đạo Mẫu…,  trong phạm vi  huyện Hữu Lũng, đã trở nên nổi tiếng từ bao đời nay. Nét đặc biệt của đền Mẫu Bắc Lệ là Thánh Mẫu Thượng Ngàn - vị Thánh Mẫu chủ ở hệ thống đền thờ Mẫu ở khu vực này - đã được bản địa hóa dưới hình tượng Chầu Bé người có công đánh giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương trong khởi nghĩa Lam Sơn

Thung lũng thần tiên Đồng Lâm 

Tiếng vó ngựa trong thung lũng hoang

Thung lũng Đồng Lâm có diện tích hơn 100ha nằm sâu trong Khối đá vôi Bắc Sơn, được bao bọc bởi thảm rừng nguyên sinh của khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên với hệ động, thực vật đặc hữu phong phú. Suối Đồng Trên bắt nguồn từ xã Tri Lễ qua xã Hữu Liên đổ vào thung lũng Đồng Lâm trước khi chảy  ra sông Trung ở rìa Tây Nam của Khối đá vôi Bắc Sơn, cách thung lũng Đồng Lâm khoảng 10km. Thung lũng bị ngập hoàn toàn trong mùa mưa và người dân chỉ có thể đi lại bằng bè mảng. Đến mùa xuân, nơi đây  trở thành cánh đồng cỏ xanh ngắt như một thảo nguyên với những đàn ngựa được chăn thả tự doTại đây du khách sẽ tìm thấy một nơi nghỉ ngơi yên tĩnh, không khí trong lànhtận hưởng sự thư giãn trước khi trở lại cuộc sống bề bộn thường nhật. Những ai có thêm thời gian và muốn trải nghiệm văn hóa bản địa có thể tiếp tục theo đường mòn dọc suối đi qua những tán rừng nguyên sinh để đến bản người Dao thôn Lân Châu với rất nhiều nét văn hóa đặc sắc như trang phục, phong tục tập quán và các bài thuốc cổ truyền từ cây cỏ.

Con đường mòn địa chất “Hành trình đến với Trái tim Hồ Lân Ty”

Hiện Lạng Sơn đang triển khai thực hiện con đường mòn địa chất “Hành trình đến với Trái tim Hồ Lân Ty”. Đây là tuyến đường dài khoảng 6km, băng qua thung lũng, đèo đá tai mèo thuộc khu vực rừng đặc dụng Hữu Liên. Những địa danh nổi bật trên hành trình: Đầm Môn, thác Lân Ty, núi Mắt Thần, hồ Mỏ Ảng…“Đặc biệt, tại các trạm dừng chân, những câu chuyện địa chất, sinh thái và văn hóa bản địa sẽ được lồng ghép nhằm gia tăng trải nghiệm cho du khách. Con đường mòn địa chất Lân Ty không chỉ tạo ấn tượng cho những bước chân khám phá, mà còn là hành trình giáo dục, kết nối cộng đồng. 

Đền Mẫu Đồng Đăng

Đền Mẫu Đồng Đăng (Đồng Đăng Linh Tự hay Quan Âm Linh Tự) nằm ở xã Đồng Đăng, cách trung tâm tnh Lạng Sơn 15 km. Đền Mẫu ngày xưa được thờ phụng tại một mái đá sát chân núi đá. Về sau thấy nơi đây chật hẹp và không thuận tiện cho việc thờ cúng, nhân dân địa phương di chuyển bài vị thờ tự vào vị trí hiện tại và xây dựng. Đền Mẫu thờ tín ngưỡng thánh Mẫu và phật theo kiểu "Tiền Thánh - Hậu Phật". Tượng phật được bài trí tại cung cấm trên vị trí cao nhất (Tòa bảo tháp 7 tầng) tiếp đến là hệ thống tượng thờ của tín ngưỡng Mẫu (Tứ phủ) gồm có Mẫu Thiên (Đệ nhất), Mẫu Thoải (Đệ Tam), Mẫu Địa (Đệ tứ), Mẫu Thượng Ngàn (Đệ nhị). Hệ thống tượng thờ bài trí tại các ban thờ trong Đền Mẫu rất phong phú, đầy đủ các thứ bậc. Đền Mẫu Đồng Đăng thu hút đông đảo nhân dân trong nước và du khách quốc tế, nhất là trong dịp lễ hội tổ chức vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm. Di tích Đền Mẫu Đng Đăng đã được công nhận di tích cấp tỉnh năm 2002.

Chùa động Tam Thanh 

Khai mở nét thiêng ẩn trong lòng đất

Chùa Tam Thanh nằm trong cùng một khối núi đá vôi đã hình thành từ hơn 300 triệu năm trước, hai động Tam Thanh và Nhị Thanh có nhiều tầng hang khô, trong đó có hang rất lớn cách mặt đất 5-7m (có cửa sổ thông thiên, từ đó nước tiếp tục nhỏ xuống tí tách tạo thành nhũ đá), và được dùng làm nơi thờ cúng từ hàng trăm năm trước. Đặc biệt, hai động còn được kết nối với nhau bằng một dòng chảy ngầm - gọi là suối Ngọc Tuyền - chảy từ động Tam Thanh đến động Nhị Thanh. Các động này trước đây đã từng được các Đạo sĩ sử dụng. Sau này động Nhị Thanh được khám phá, đặt tên bởi vị tổng đốc, danh nhân văn hóa nổi tiếng Ngô Thì Sĩ (1726-1780), Chùa Tam Thanh thờ Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo cùng đức Thánh Trần và các vị Thánh Mẫu. Trên trần và thành hang đến nay vẫn còn lưu giữ được hệ thống bia ma nhai khắc các bài thơ của Ngô Thì Sĩ và nhiều danh nhân sau này, trong đó có tấm bia cổ nhất được khắc vào năm 1677, đặc biệt nhất là tượng phật A Di Ðà được tạc thẳng vào vách đá trong tư thế đứng trong hình lá đề mang phong cách thời Lê - Mạc. Tượng cao 202cm, rộng 65 cm trong tư thế áo cà sa buông dài, chân định tuệ, tay chỉ xuống đất.

Phạm Hương, Phòng Quản lý Công viêđịa cht toàn cu UNESCO Lng Sơn(Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn) 

 

Bài liên quan
Đối tác có nhiều đóng góp tích cực cho Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn
09/07/2025

Đối tác có nhiều đóng góp tích cực cho Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn

Khởi động bước chuyển mình của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn qua hoạt động ký kết với 30 Đối tác chiến lược, 01 Bản ghi nhớ hợp tác về hang động trong khuôn khổ Lễ đón nhận Danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn
30/06/2025

Khởi động bước chuyển mình của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn qua hoạt động ký kết với 30 Đối tác chiến lược, 01 Bản ghi nhớ hợp tác về hang động trong khuôn khổ Lễ đón nhận Danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn

Hình ảnh một số làng không phát thải carbon trên thế giới - Động lực hình thành Ngôi làng tiềm năng đạt được mục tiêu làng không phát thải carbon (Net Zero Carbon Village) đầu tiên trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn
15/06/2025

Hình ảnh một số làng không phát thải carbon trên thế giới - Động lực hình thành Ngôi làng tiềm năng đạt được mục tiêu làng không phát thải carbon (Net Zero Carbon Village) đầu tiên trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn

0.05885 sec| 872.281 kb