Nghi lễ then, giải hạn, lẩu then, cấp sắc…

Tuấn Khanh 03/11/2023

1. Tên gọi: Nghi lễ then (giải hạn, lẩu then, cấp sắc…)

2. Loại hình: Tập quán xã hội

3. Địa điểm: Các huyện; Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng, Hữu Lũng, Lộc Bình, Cao Lộc,thành phố Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn

4. Chủ thể văn hoá: Trường hợp chủ thể tập quán xã hội là cộng đồng, nhóm người: Nùng

Tên thường gọi của cộng đồng, nhóm người: Cộng đồng dân tộc Nùng Các huyện; Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng, Hữu Lũng, Lộc Bình, Cao Lộc,thành phố Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn

Những người đại diện:

Họ và tên: Hoàng Thị Hồng

Ngày, tháng, năm sinh: 1974     Dân tộc: Nùng Cháo

Nghề nghiệp: Then.

Địa chỉ liên lạc: Tiểu khu Tân Xuân,  thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan.

 5. Miêu tả về Di sản văn hoá phi vật thể:

a. Quá trình ra đời, tồn tại của nghệ thuật dân gian

- Then giải hạn xuất hiện từ ngày xưa, do niềm tin của con người vào những yếu tố tâm linh.  

b. Hình thức lưu truyền

Truyền khẩu, truyền miệng                                       Chữ viết                

Truyền nghề       X                                         Hình thức khác

Cụ thể là:các then đều phải đi học nghề và phải có lễ cấp sắc.

c. Các tư liệu, tài liệu liên quan đến nghệ thuật trình diễn

d. Hình thức, kỹ thuật, quy trình thực hành nghệ thuật dân gian, các sản phẩm vật chất, tinh thần được tạo ra trong quá trình thực hành nghệ thuật trình diễn , không gian liên quan v.v

Lựa chọn, chuẩn bị về trang phục, đạo cụ.

- Đồ lễ, nguyên liệu

+ Thịt gà, thịt lợn, xôi (đóng oản).

+ Nhà sinh 2 mái: để bên trong 1 bộ quần áo, 1 hình nhân, tiền vàng.

+ Nhà Long Đình(hai tầng tám mái): để quần áo, hình nhân, 7 thuyền giấy bên trong thuyền để gạo, 7 gươm, 1 bộ ấm chén, 1 súng. Ngoài vẽ 7 người cầm kiếm.

+ Nhà vàng: lợp giấy vàng, bên trong để 3 thuyền giấy có gạo.

+ Nhà học trò: để 1 bao diêm thay cho quan tài, có 2 cửa ra vào, 2 cửa sổ, 1 lá cờ tổ quốc, 1 hòm sách ( bên trong có 1 bút, 1 quyển sách), trống, chiêng, nàng hầu, ấm chén, 1 gươm, 1 súng. Bên trong hộp diêm có một tờ giấy ghi 7 chấm nếu là con trai, 9 chấm nếu là con gái.

+Nhà tiểu niên: để 1 bộ quần áo, 1 bao diêm lấy hương chấm 9 chấm để giải hạn.

+ Trên thuyền và bè: mỗi góc cắm 1 lá cờ, trên có hình nhân và 1 nén hương. 

+ Cây hoa (co bjóoc) được cắt bằng giấy: giải hạn cho phụ nữ phải có 9 cây hoa, cho đàn ông: 7 cây hoa.

+ Chuẩn bị một thang nhỏ: dài 1,2m. Con trai 7 nấc  thang, con gái 9 nấc thang, có một dải vải đen phủ từ trên xuống hết thang.

Trang phục:

Then mặc quần áo màu đỏ, đầu vấn khăn, ngồi trên một miếng vải hình vuông

- Đón bà then

+ Gia đình làm lễ giải hạn đến tận nhà đón bà then. Trước khi đi, bà then thắp hương báo với thánh tướng rồi mới đi.

Hình thức, kỹ thuật và quy trình thực hành:

Sau khi sắp lễ đầy đủ, tiến hành làm lễ. Gia đình tự chọn người sóc nhạc cùng với bà then.

Quy trình giải hạn gồm 4 chu kỳ:

- Chu kỳ I: Tâu với thổ công, báo với các cụ, tổ tông.

- Chu kỳ II: Biện lễ vật (khấn miệng), tâu với Mẹ sinh, mẹ số. Muốn giải hạn cho người nào thì báo với Mẹ sinh, mẹ số. Mẹ sinh sẽ phán vận may, rủi, hạn trong năm của người đó.

- Chu kỳ III: Giao lễ cho Mẹ sinh, mẹ số. Nếu người nào có hai mẹ sinh (một mẹ sinh dưới nước, một mẹ sinh trên cạn) thì phải chuẩn bị 2 mâm lễ. Một mâm lễ có thêm 1 con vịt còn sống với ý nghĩa là để vịt đưa qua thuyền, qua đò. Khi giao lễ, có múa trầu: khi múa cầm 1 đôi kiếm để múa, kiếm này được làm bằng cây mai, lấy giấy đỏ, giấy xanh cuộn vào.

- Chu kỳ IV: Giao xong lễ vật, quay trở về.

Các sản phẩm vật chất, tinh thần được tạo ra trong quá trình thực hành.

Lễ vật cho ông/bà then gồm:

- 1 con gà (còn nguyên con, không cắt chân khi luộc)

- Một nửa chiếc thủ lợn

- 1 đôi gà sống (Mỗi con nặng khoảng 1 kg).

- Bánh kẹo.

Nếu từ 70 tuổi trở lên giải hạn bằng cây chuối, sau khi kết thúc lễ giải hạn thì mang cây chuối đi trồng.

Không gian biểu diễn:

Cụ thể là:

 - Trong nhà: Tại gia đình làm lễ giải hạn.

- Ngoài trời: Khi giải hạn cho người bị tai nạn ở ngoài đường (tại địa điểm bị nạn).

Yêu cầu về hình thức (hình thức biểu cảm, phong cách biểu diễn và các yêu cầu khác…)

- Thầy then mặc trang phục theo nghi lễ.

- Gia đình làm lễ giải hạn chuẩn bị các điều kiện để làm lễ theo yêu cầu của then. Khi kết thúc lễ, gia đình đưa then về tận nhà. Các đồ lễ được đưa lên bàn thờ để thắp hương, báo cáo với thánh tướng.

- Người xóc nhạc: số lượng từ 1 đến 3 người, đôi khi thầy then tự xóc, không có yêu cầu gì nhiều về người xóc nhạc, chỉ cần biết xóc là có thể phục vụ then làm lễ.

Các nội dung cần lưu ý khi thực hành.

- Người mới có tang, phụ nữ đang ở cữ, người vừa đi đám ma về không được ngồi gần ông/bà then.

- Bản thân ông/bà then: khi đi làm lễ giải hạn mà bố hoặc mẹ của ông/bà  then vừa mất thì phải mặc áo chỉ xỏ một ống tay, ống tay còn còn lại buông thõng.

6. Đánh giá thực trạng

Trong quan niêm của người dân nơi đây, then giải hạn vừa là hình thức trình diễn dân gian, vừa là nghi lễ cầu mong cho gia đình làm lễ giải hạn tai qua nạn khỏi, mạnh khỏe, bình an trong cuộc sống. Chữa bệnh hay giải hạn là một trong những chức năng quan trọng của then trong đời sống người Tày – Nùng. Lễ giải hạn thường kéo dài 1 ngày đêm hoặc dài hơn, tùy theo hoàn cảnh của từng gia đình, chứ không bắt buộc giống nhau, hơn nữa nghi lễ cũng có thể có đôi chút khác biệt ở các đám then, do các thầy then làm lễ có thể thuộc các “đường then” khác khau.

Bên cạnh những giá trị văn hóa tốt đẹp, then giải hạn còn có những hạn chế như: tốn kém, lãng phí tiền của để tổ chức nghi lễ, ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của cộng đồng xung quanh…

7. Các biện pháp bảo vệ và kiến nghị

a, Các biện pháp bảo vệ hiện có:

Then cấp sắc vẫn được duy trì trong đời sống của cư dân Tày ở Quỳnh Sơn. Quần chúng nhân dân tham gia lưu giữ và bảo tồn, trong đó có những người tiêu biểu như Then Danh, Then Ngọc. Chính quyền các cấp chưa thực sự chú trọng và quan tâm nhất là chính quyền cấp xã.

b, Đề xuất:

- Các cơ quan chuyên môn ghi chép, sưu tầm có hệ thống các tư liệu liên quan đến loại hình (bằng các hình thức như quay phim tư liệu, ghi âm…).

8. Danh mục tài liệu có liên quan

Phiếu kiểm kê văn hoá phi vật thể tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2015, loại hình tri thức Tập quán xã hội.

 

 

 

 

 

Bài liên quan
Lễ hội Háng pỉnh
13/11/2023

Lễ hội Háng pỉnh

Lễ hội Nhị - Tam Thanh
13/11/2023

Lễ hội Nhị - Tam Thanh

Lễ hội Đền Kỳ Cùng - Tả Phủ
13/11/2023

Lễ hội Đền Kỳ Cùng - Tả Phủ

0.10866 sec| 836.68 kb