Lễ Hội Đền Mẫu Đồng Đăng

Minh Chuyển 13/11/2023

Lễ Hội Đền Mẫu Đồng Đăng

1.Tên gọi: Lễ hội Đồng Đăng

 (Tên gọi khác: Lễ hội Đền Mẫu Đồng Đăng)

2. Loại hình: Lễ hội truyền thống (dân gian).

3. Địa điểm: Khu Lò Rèn, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

4 Chủ thể văn hoá:

Những người trực tiếp tổ chức tham gia các hoạt động trong lễ hội như: chủ tế, con hương, các phật tử, bà con nhân dân trong khu Lò Rèn, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

5 Miêu tả về Di sản văn hoá phi vật thể.

Thời gian: Mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

Đền Mẫu Đồng Đăng trư­ớc đây đ­ược thờ phụng tại một mái đá sát chân núi  (Cách vị trí đền ngày nay khoảng hơn 300m về phía Đông Bắc) hiện tại ở vị trí này còn có một bia đá Ma Nhai kích thư­ớc rộng 53cm x 80cm, cạnh đó có một nghiêm mực đá đ­ược chạm khắc vào tháng sáu năm Kỷ Tỵ, triều Gia Long thứ 8 (1809).Qua nội dung bia này cho thấy đây vốn là một di tích thờ Mẫu Thiên Cửu Trùng còn gọi là Mẫu Thượng Thiên cũng chính là Liễu Hạnh Công chúa  là một trong những vị thần quan trọng của tín ngưỡng Việt Nam. Bà còn được gọi bằng các tên: Bà Chúa Liễu, Liễu Hạnh, Mẫu Liễu Hạnh hoặc ở nhiều nơi thuộc vùng Bắc Bộ bà được gọi ngắn gọn là Thánh Mẫu.Theo truyền thuyết trong dân gian Việt Nam, Liễu Hạnh là một trong bốn vị thánh Tứ bất tử. Bà vốn là con gái thứ hai của Ngọc Hoàng Thượng đế, 3 lần giáng trần. Bà đã được các triều đại phong kiến từ thời nhà Hậu Lê đến thời nhà Nguyễn cấp nhiều Sắc, tôn phong là "Mẫu nghi thiên hạ - Mẹ của muôn dân" và cuối cùng quy y cửa Phật. Bà còn được cho là người đứng đầu hệ thống Tam phủTứ phủ thờ đạo Mẫu. Nhiều làng xã và các đô thị ở phía bắc Việt Nam đều có đền thờ bà. Truyền thuyết về Mẫu liễu Hạnh có rất nhiều thăng trầm trong mỗi lần giáng trần làm người. Đây là ngôi đền lớn có giá trị đặc biệt về kiến trúc, tín ngưỡng tôn giáo và lịch sử, là nơi nhân dân các dân tộc trong tỉnh, du khách trong nước và quốc tế đến để thờ cúng, sinh hoạt văn hóa tâm linh, nguyện cầu sự che chở của các đấng linh thiêng cho cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc, qua đó gắn kết tinh thần cộng đồng và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Lễ hội đền Mẫu không chỉ là điểm hẹn của du khách trong nước mà càng ngày thu hút du khách quốc tế. Lễ hội Đền Mẫu được tổ chức hàng năm vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch với các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng cầu mong sự an bình thịnh vượng với nhiều hoạt động văn hóa cổ truyền như múa sư tử, thi đấu các môn thể thao như Đẩy gậy, kéo co, ném còn...và hoạt động ẩm thực truyền thống với các món ăn đặc sản tiêu biểu của Xứ Lạng: Lợn quay, vịt quay, khau nhục, phở chua…

Vào ngày chính hội, hàng chục nghìn du khách từ khắp nơi (đặc biệt là khách Trung Quốc) cùng đến đây để dự lễ, tham gia các hoạt động văn hóa tâm linh truyền thống, nhiều du khách trong nước nhân dịp này đã kết hợp tham gia các tua du lịch quốc tế (Trung Quốc). Đến với nơi đây, du khách còn được đắm mình trong văn hóa tâm linh, thắp hương cầu mong sức khoẻ, cầu tài, cầu một năm phát lộc, cầu cho quốc thái dân an.

Phần lễ: Nghi thức quan trọng nhất trong ngày khai hội đó là việc tế khai hội, do Ban Quản lý đền Mẫu thực hiện.Đúng 8 giờ sáng ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch, đoàn sư tử dẫn trước, nghi thức dâng lễ tại Đền Mẫu bắt đầu.Lễ vật dâng cúng trong buổi tế gồm: Lợn quay cả con, mâm xôi, gà luộc, hoa quả, bánh kẹo...Trên ban thờ Chính điện được bày biện các đồ cúng lễ đầy đủ, đèn nến sáng trưng. Sau khi ban tế thực hiện nghi thức Tế xong là lúc Đoàn đại biểu của Thị trấn Đồng Đăng dâng lễ, tiếp đó là nhân dân trong vùng và du khách thập phương đến dâng lễ, cầu mong một năm hạnh phúc và may mắn.Kết thúc phần dâng lễ tại Đền, khoảng 8h30 phút, đoàn đại biểu di chuyển sang sân khấu cạnh trụ sở Uỷ ban nhân dân thị trấn Đồng Đăng để khai mạc  lễ hội.Tiếp đó là biểu diễn giao lưu văn nghệ với các tiết mục múa sư tử, hát then đặc sắc.

Phần hội: Sau khi kết thúc phần tế lễ, phần hội được bắt đầu. Các trò chơi, trò diễn như: múa sư tử, kéo co, đánh bóng chuyền, đẩy gậy, tung còn, đá bóng, nhảy bao được diễn ra. Phần hội đã thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia với các trò chơi, các hình thức văn nghệ dân gian đặc sắc của các dân tộc anh em Tày, Nùng, Hoa, Kinh...làm cho lễ hội Đồng Đăng trở nên sôi động, hấp dẫn.

6. Hiện trạng Di sản văn hoá phi vật thể

Chính quyền  địa phương (UBND thị trấn) nơi diễn ra lễ hội có sự quan tâm đến việc tổ chức và duy trì lễ hội. Lễ hội Đồng Đăng có quy mô lớn, được tổ chức các nghi thức cúng lễ trang trọng, linh thiêng và thành kính. Chương trình tham gia phần hội phong phú hấp dẫn, do đó, việc bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc theo xu hướng lành mạnh, tiến bộ, tiết kiệm gắn liền với việc quảng bá, giới thiệu những giá trị văn hóa của các dân tộc Việt Nam.

7. Các biện pháp bảo vệ và kiến nghị

Thực hiện tốt 02 biện pháp bảo tồn di sản văn hoá là bảo tồn tĩnhbảo tồn động. Nâng tầm năng lực quản lý, tổ chức lễ hội, bảo đảm cho mùa lễ - hội Xuân diễn ra an toàn, văn minh, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa lành mạnh của nhân dân và du khách. Lễ hội Đồng Đăng là một lễ hội lớn của địa phương, thu hút khách thập phương đặc biệt là du khách quốc tế. Trong ngày diễn ra lễ hội những vấn đề lớn đặt ra cần phải giải quyết là: an ninh, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường…

8. Danh mục tài liệu có liên quan

          - Lý lịch di tích Đền Mẫu thị Trấn Đồng Đăng- huyện Cao Lộc- tỉnh Lạng Sơn.

          - Phiếu kiểm kê văn hoá phi vật thể Lễ hội Đồng Đăng.

Lễ hội Đền Mẫu Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn (Ảnh tư liệu)

 

Bài liên quan
Lễ hội Háng pỉnh
13/11/2023

Lễ hội Háng pỉnh

Lễ hội Nhị - Tam Thanh
13/11/2023

Lễ hội Nhị - Tam Thanh

Lễ hội Đền Kỳ Cùng - Tả Phủ
13/11/2023

Lễ hội Đền Kỳ Cùng - Tả Phủ

0.05144 sec| 841.891 kb