Hát Phong Slư

Tuấn Khanh 07/11/2023

Hát Phong Slư

1. Tên gọi: Hát Phong Slư

2. Loại hình: Trình diễn dân gian

3. Địa điểm: Các huyện; Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng, Hữu Lũng, Lộc Bình, Cao Lộc,thành phố Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn.

4. Chủ thể văn hoá: là đại diện cộng đồng, nhóm người. Tên thường gọi của cộng đồng, nhóm người Tày: Các huyện; Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng, Hữu Lũng, Lộc Bình, Cao Lộc,thành phố Lạng Sơn tỉnh Lạng Sơn .

Những người đại diện: Xã Vân Mông, Trấn Ninh, Tú Xuyên huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn

     Họ và  tên: Hoàng Công Thạch

Ngày, tháng, năm sinh: 1960                     Dân tộc: Tày

Nghề nghiệp: làm ruộng.

Địa chỉ liên lạc: thôn Nà Pua, xã Vân Mộng, H.Văn Quan, T. Lạng Sơn

5. Miêu tả về Di sản văn hoá phi vật thể:

a. Quá trình ra đời, tồn tại của nghệ thuật dân gian

Phong SLư là một loại thơ ca dân gian phổ biến trong dân tộc người Tày, đây là thể loại những bức thư tình của trai gái Tày, ngày xưa những bức thư thể thơ Phong slư được trình bày viết bằng chữ nôm tày trên các tờ giấy hồng hoặc những vuông vải mịn mặt để gửi cho người yêu. Phong Slư có thể được các chàng trai cô gái đang yêu viết và trao gửi cho nhau, nhưng nhiều khi là do các “Slấy cá” (tức là các vị cao niên) trong làng biết làm thơ đọc và viết hộ. Có thể chính các Slấy cá mới chính là các tác giả đính thực của Phong Slư.

Con gái, con trai người tày yêu nhau qua lời lượn Slương và sau đó là qua những bức Phong Slư say đắm. Khi yêu nhau họ da diết nhớ nhung, họ viết Phong Slư để khuây khỏa nỗi nhớ và nỗi chờ mong, vì thế Phong Slư thường có pha chút nỗi lòng thông qua nhiều câu ca buồn, Phải chăng buồn thương vì nỗi nhớ nhung xa cách là một phương diện trong tình yêu đôi lứa Tày. Do đó Phong S lư chính là một hình thức để các đôi trai gái người Tày thể hiện được sự nhớ nhung của mình cho người kia được biết.

b. Hình thức lưu truyền: Truyền khẩu, truyền miệng                        

c. Các tư liệu, tài liệu liên quan đến nghệ thuật trình diễn:

d. Hình thức, kỹ thuật, quy trình thực hành nghệ thuật dân gian, các sản phẩm vật chất, tinh thần được tạo ra trong quá trình thực hành nghệ thuật trình diễn , không gian liên quan v.v

Lựa chọn, chuẩn bị về đạo cụ

Để chuẩn bị viết một bức Phong Slư thì người ta thường chọn tờ giấy hồng thật đẹp, cắt thành những miếng hình chữ nhật vừa đủ cầm tương tự một trang giấy (hoặc những tấm vải trắng mịn) để viêt chữ lên trên, mực và bút viết, và một bì thư bằng giấy để cất nội dung Phong Slư vào trong.

          Hình thức, kỹ thuật và quy trình thực hành:

Mở đầu một bức thư Phong Slư bao giờ cũng được ghi rõ thời điểm được viết: Mùa xuân , Mùa hạ, mùa thu, mùa đông. Trong đó phong Slư đươc viết vào mùa xuân (xuân thiên) cũng chiếm số lượng nhiều nhất, bởi mùa xuân với dân tộc nào cũng được hiểu là mùa của tình yêu, mùa của đi tìm bạn tình. Mùa xuân đối với dân tộc Tày còn là mùa của ngày hội lồng tồng (hội xuống đồng), hội của nam thanh nữ tú gặp gỡ và yêu thương.

Sau khi cô gái hay chàng trai tự viết một bức Phong Slư (hoặc nhờ người viết) xong thì lại thường nhờ một người bạn khác gửi đến cho người mình thương. Sau khi nhận được phong Slư của bạn tình, đọc được nỗi lòng nhớ mong da diết của đối phương, thì người đó sẽ viết lại đáp trả cũng bằng một bức Phong Slư để nói lên nỗi lòng cũng nhớ mong của người đó đối với họ. những bức phong S lư được gửi đi gửi lại cho đến khi nào hai người đi đến hôn nhân thì họ mới không còn viết Phong slư qua lại cho nhau nữa.

Qua nội dung các bức Phong slư tựu chung sẽ thấy âm hưởng của các bài Phong Slư đều mang một đặc trưng là buồn, nhưng cái buồn này không hạ thấp con người, nó nâng con người lên trong những khao khát tình cảm của bản thân.

Các sản phẩm vật chất, tinh thần được tạo ra trong quá trình thực hành.

- Để lại trong kho tàng văn hóa dân gian dân tộc Tày những bức thư tình hay, nội dung phong phú, ý nghĩa sâu sắc.

- Giải tỏa được nỗi nhớ mong đối với người họ thương yêu thông qua câu chữ trong thơ Phong Slư.

- Tạo sự kết nối yêu thương trong tình yêu đôi lứa để tạo tiền đề cho tình yêu đôi lứa nảy nở.

Yêu cầu về hình thức (hình thức biểu cảm, phong cách biểu diễn và các yêu cầu khác…)

- Những bức Phong Slư thường được viết chữ đẹp sạch sẽ, trang trí đẹp, nội dung trong thư xúc tích, dễ hiểu cho người đọc.

6. Đánh giá thực trạng

Hiện nay với xã hội phát triển, loại hình Phong Slư đã không còn tồn tại trong cuộc sống đời thường của người dân Tày nữa, nó chỉ còn xuất hiện trong ký ức của người dân. Việc viết những bức phong slư không còn được trai gái người tày quan tâm và thực hiện nữa. Trai gái ngày nay họ đơn giản hơn trong việc thể hiện tình cảm của mình, vì phương tiện giao thông thuận tiện, công nghệ thông tin phát triển, nếu nhớ người yêu thương họ đi đến tận nơi để gặp, hay điện thoại để nói chuyện, chứ không còn ngồi viết những lá thư gửi người yêu. Điều đó đang làm mất dần đi nét đẹp văn hóa của trai gái Tày ngày xưa.

17. Các biện pháp bảo vệ và kiến nghị

- Sưu tầm các bài Phong slư để lưu giữ trong kho tàng văn hóa dân gian, phục vụ cho công tác nghiên cứu và bảo tồn.

8. Danh mục tài liệu có liên quan

Phiếu kiểm kê văn hoá phi vật thể tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2015, loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian.

 

 

Bài liên quan
Lễ hội Háng pỉnh
13/11/2023

Lễ hội Háng pỉnh

Lễ hội Nhị - Tam Thanh
13/11/2023

Lễ hội Nhị - Tam Thanh

Lễ hội Đền Kỳ Cùng - Tả Phủ
13/11/2023

Lễ hội Đền Kỳ Cùng - Tả Phủ

0.06472 sec| 812.266 kb