Lễ hội Lồng Tồng xã Mông Ân

Văn Thức 08/11/2023

Lễ hội Lồng Tồng xã Mông Ân

1.Tên gọi: Lễ hội Lồng tồng

Tên gọi khác: Không có.

2. Loại hình: Trình diễn.

3. Địa điểm: Xã Mông Ân, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.

4. Chủ thể văn hoá:

- Chủ thể văn hóa là cộng đồng, nhóm người: cộng đồng người Tày

- Những người đại diện am hiểu loại hình

1. Họ và tên: Hoàng Trọng Khả

Ngày, tháng, năm sinh:       Dân tộc: Tày

Nghề nghiệp: Cán bộ nghỉ hưu

Địa chỉ liên lạc: thôn Nà Vường, x.Mông Ân, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

2. Họ và tên: Hoàng Văn Thanh

Ngày, tháng, năm sinh:   1919    Dân tộc: Tày

Nghề nghiệp: làm ruộng

Địa chỉ liên lạc: thôn Nà Vường, x.Mông Ân, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

3. Họ và tên: Hoàng Văn Định

Ngày, tháng, năm sinh:   1967    Dân tộc: Tày

Nghề nghiệp: Làm ruộn

Địa chỉ liên lạc: thôn Nà Cướm, x.Mông Ân, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

5. Miêu tả về nghệ thuật dân gian

Hội Lồng tồng trước đây được tổ chức vào ngày 16/1 âm lịch hàng năm, sau đó các cụ trong làng nhận thấy vào khoảng thời gian này người dân thường bận rộn cho vụ mùa sản xuất nên đã dời ngày tổ chức lễ hội sang ngày 9/1. Từ đó, ngày 9/1 trở thành ngày chính của Lễ hội Lồng tồng các thôn Phai Lay, Cốc Rặc, Ngọc Trí, Ngọc Quyến.

Lễ hội Lồng tồng được tổ chức hàng năm nhằm tưởng nhớ công lao vị thành hoàng của các thôn làng nơi đây. Hội Lồng tồng cũng là dịp để nhân dân cầu mong một năm mới, một vụ sản xuất gặp nhiều thuận lợi, bội thu. Lễ hội ra đời và tồn tại đã lâu, trở thành hoạt động được người dân mong chờ mỗi khi tết đến, xuân về.     

Lễ hội Lồng tồng diễn ra vào ngày mùng 9 tháng giêng âm lịch nhưng các công việc chuẩn bị đã được tiến hành triển khai thực hiện từ trước đó khoảng 1 tuần. UBND xã và Ban quản lý Đình, Hội phe của các thôn liên quan họp, bàn, phân công nhiệm vụ và chuẩn bị các công việc liên quan đến lễ hội như: thành lập ban tổ chức, nguồn nhân lực; phân công người chuẩn bị lễ vật…và các điều kiện khác để phục vụ cho lễ hội. Tất cả mọi công việc phải chuẩn bị xong trước ngày hội. Cụ thể:

- Thành phần Ban tổ chức gồm có cụ Từ (người trông giữ đình), Trưởng phe, phó phe (Ban tổ chức lễ hội của đình được dân trong làng tuyển chọn) tiến hành họp trước khi Lễ hội diễn ra khoảng 1 tuần. Hiện nay, thành phần BTC có thêm Chủ tịch xã, Trưởng thôn, Bí thư Chi bộ hoặc thêm Bí thư Chi đoàn các thôn liên quan nhưng chủ yếu là làm nhiệm vụ tham mưu, phân công, chọn người triển khai các trò chơi…

- Dưới sự điều hành của cụ Từ thì ông trưởng phe và phó phe sẽ thực hiện các công tác chuẩn bị cho lễ hội như phân công các khâu chuẩn bị cho từng làng, đoàn thanh niên…

- Những người giúp việc trong công tác chuẩn bị lễ hội là những người trung niên trong làng đã có kinh nghiệm, ngoài ra còn huy động thêm lực lượng thanh niên ở các thôn.

- Số lượng người được phân công do từng thôn cử ra, thường là huy động tất cả những ai có thể tham gia được mà không hạn chế số lượng người cụ thể.

Chuẩn bị đồ lễ:

Cỗ do các gia đình tự chuẩn bị: Dân làng chia nhau tự chuẩn bị cỗ, cứ 2 gia đình chung một mâm cỗ. Cỗ được chuẩn bị từ 1-2 hôm trước. Cỗ to hay nhỏ tùy thuộc vào điều kiện gia đình. Mâm cỗ thường có: 1 con gà, thịt lợn, xôi, bánh kẹo… Khoảng  10 giờ các

Cỗ để cúng thần do cụ Từ chuẩn bị: Cụ Từ ở đình sẽ làm riêng một mâm cỗ chính để dâng ban thờ thánh. Các đồ lễ ở mâm này gồm:

  • 1 con gà thiến
  • Oản, xôi
  • Hoa quả
  • Chè, rượu…

Chuẩn bị các điều kiện khác:

- Trước ngày diễn ra lễ tại đình, Hội phe và dân làng sẽ tổ chức lau dọn sân đình. Kẻ vẽ lại sân chơi cờ, quét tước, sửa chữa những vị trí trong đình bị hư hỏng. Cụ Từ sẽ bắt đầu trực ở đình từ hôm đó.

- Trước ngày làm lễ, cụ Từ thắp hương báo cáo với thần thánh xin phép mở lễ hội.

- Tùy vào điều kiện từng năm, Cụ Từ mời thêm nghệ nhân từ miền xuôi lên để “hát nhà tơ” trong ngày làng mở hội.

Nội dung chính:

Phần lễ:

- Trước khi tiến hành tế, cụ từ dâng mâm lễ chính, thắp hương. Cụ Từ và các ông trưởng hoặc phó phe, quan viên (4 - 6 người) vào thực hiện nghi thức lễ.

- Quy trình tế: Cụ Từ đứng giữa, 2 ông trưởng phe, phó phe đứng lùi ở 2 bên. Tả hữu 2-3 ông quan viên. Khi quan viên xướng chúc văn, cụ Từ và 2 ông phe lạy ban thờ Thành hoàng. Nội dung bài chúc văn (văn tế): kể lại sơ lược công lao của Thành hoàng, lịch sử lễ hội; đồng thời cầu mong một vụ mùa mới bội thu, mong mưa thuận, gió hòa thuận lợi cho sản xuất.

          - Làm nghi lễ xong, các mâm cỗ do dân làng dâng lên được đưa lại cho dân làng và khách thập phương dự hội tổ chức ăn uống tại sân đình.

          Phần hội:

          Sau khi kết thúc phần tế lễ và các hoạt động tại đình, phần hội được bắt đầu. Các trò chơi như: chơi cờ tướng, bịt mắt đập niêu, đánh vật, kéo co, tung còn, chọi gà, đẩy gậy v.v… diễn ra tại “nà lồng tồng”, tức cánh đồng Ngọc Quyến (khu vực Ngã Tư Tô Hiệu ngày nay). Hiện nay phần hội có thêm các trò chơi như: bóng chuyền. múa sư tử. Tùy theo điều kiện từng năm mà ban tổ chức liên hệ thuê đội múa sư tử từ các xã Hồng Phong, Hồng Thái, Minh Khai, Văn Mịch sang biểu diễn. Phần hội kết thúc vào khoảng 4-5 giờ chiều.

1.6. Đánh giá thực trạng

Vào những năm 1940, khi phát xít Nhật tiến quân vào nước ta, dân làng lo sợ chúng chiếm dụng đình làm kho đựng vũ khí, đạn dược v.v... nên quyết định đốt đình. Đình bị cháy rụi, cùng với đó là các thần phả, thần tích, các bài văn tế... cũng bị đốt cháy. Không gian thờ tự mất đi. Sau này, đình được xây dựng lại nhưng không theo nguyên bản cũ. Các nghi lễ vì vậy cũng không còn được như trước.

- Về thời gian tổ chức lễ hội: trước đây, hội diễn ra vào ngày 16/1 nhưng nay tổ chức vào ngày 9/1 âm lịch hàng năm.

- Phần lễ: ngày nay, phần lễ đã giản lược đi rất nhiều. Các yêu cầu về trang phục hầu như không còn duy trì. Những người tham gia tế lễ ăn vận trang phục của người Kinh (quần âu, áo sơmi). Quy định về mâm lễ cúng thần hiện nay cũng không còn.

- Phần hội: Các trò chơi được tổ chức đa dạng hơn: có thêm các trò chơi như: bóng chuyền. múa sư tử…

7. Các biện pháp bảo vệ và kiến nghị

a, Việc đã và đang triển khai:

Chính quyền xã, thôn nơi diễn ra lễ hội đã quan tâm đến việc tổ chức và duy trì lễ hội. Trong thành phần BTC hiện nay, có sự chỉ đạo của Chủ tịch xã, trưởng thôn, bí thư chi bộ thôn… Tuy nhiên việc sưu tầm, lưu giữ các tư liệu liên quan đến việc tổ chức lễ hội chưa được địa phương lưu tâm, chú trọng.

b, Mong muốn, đề xuất:

- Khôi phục, phục dựng lại diện mạo Đình cổ Tô Hiệu trước đây làm nơi sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh của nhân dân.

- Sưu tầm, ghi chép, hệ thống các tư liệu liên quan đến Lễ hội đầy đủ hơn.

8. Danh mục tài liệu có liên quan

Phiếu kiểm kê văn hoá phi vật thể tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2015, loại hình Lễ hội.

 

 

 

Bài liên quan
Lễ hội Háng pỉnh
13/11/2023

Lễ hội Háng pỉnh

Lễ hội Nhị - Tam Thanh
13/11/2023

Lễ hội Nhị - Tam Thanh

Lễ hội Đền Kỳ Cùng - Tả Phủ
13/11/2023

Lễ hội Đền Kỳ Cùng - Tả Phủ

0.07200 sec| 840.484 kb