Phối hợp tổ chức tập huấn trực tuyến “Phát huy vai trò của thanh niên trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản địa chất (hang động, hố sụt, cảnh quan karst dãy núi đá vôi, thác nước, Con đường mòn địa chất) Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Lạng S
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch ban hành Kế hoạch số 47/KH-TTXT ngày 26/4/2025 về việc phối hợp với Tỉnh đoàn Lạng Sơn và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức tập huấn trực tuyến “Phát huy vai trò của thanh niên trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản địa chất (hang động, hố sụt, cảnh quan karst dãy núi đá vôi, thác nước, Con đường mòn địa chất) Công viên địa chất (CVĐC) Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn gắn với xây dựng các mô hình du lịch địa chất”.
Mục đích: Nâng cao kiến thức về di sản địa chất, các mô hình du lịch địa chất, tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch địa chất CVĐC toàn cầu UNESCO Lạng Sơn (thám hiểm hang động, hố sụt, cảnh quan karst dãy núi đá vôi, abseiling, via Ferrata, vượt thác, cắm trại, các Con đường mòn địa chất), công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản địa chất gắn với xây dựng các mô hình du lịch địa chất”; tăng cường nhận thức của thế hệ trẻ đối với vai trò và tầm quan trọng của phát triển du lịch địa chất nói chung, phát triển CVĐC toàn cầu UNESCO nói riêng đối với sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh; góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của thanh niên trong tham gia, xây dựng, bảo tồn, phát huy giá trị di sản địa chất, phát triển du lịch địa chất, CVĐC toàn cầu UNESCO tại địa phương; trang bị kiến thức cho hướng dẫn viên, thuyết minh viên CVĐC toàn cầu UNESCO Lạng Sơn tương lai; giúp thanh niên tiếp cận định hướng phát triển du lịch địa chất của UNESCO qua Sách hướng dẫn "Du lịch địa chất cho CVĐC toàn cầu UNESCO" hỗ trợ các điểm đến, cộng đồng và các bên liên quan trong việc phát triển và thúc đẩy các sáng kiến du lịch địa chất bền vững tại CVĐC toàn cầu UNESCO, các dự án CVĐC toàn cầu UNESCO; huy động lực lượng thanh niên chung tay hình thành nên sản phẩm du lịch địa chất - các Con đường mòn địa chất (Geotrail) CVĐC toàn cầu UNESCO Lạng Sơn. Hình thành sản phẩm du lịch địa chất với sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương, đoàn thanh niên, thế hệ trẻ và cộng đồng là sự đóng góp ý nghĩa, đáng tự hào của cộng động trong công cuộc xây dựng và phát triển CVĐC toàn cầu UNESCO Lạng Sơn, đặc biệt chào mừng một sự kiện quan trọng “Lễ đón nhận Bằng chứng nhận Danh hiệu CVĐC toàn cầu UNESCO Lạng Sơn vào tháng 11/2025”; đáp ứng Tiêu chí công nhận CVĐC toàn cầu của UNESCO “có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương, thế hệ trẻ vào các dự án CVĐC”; đưa ra các ý tưởng, từng bước hình thành các chương trình khởi nghiệp dành cho thanh niên vùng CVĐC toàn cầu UNESCO Lạng Sơn gắn với các mô hình du lịch địa chất. Hỗ trợ phát triển du lịch bền vững, tạo việc làm và tăng thu nhập cho thanh niên; định hình cho Chương trình hợp tác giữa Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch và Tỉnh đoàn Lạng Sơn năm 2025 và 2026. Chương trình tập huấn được tổ chức vào ngày hết sức ý nghĩa - Ngày Sinh nhật của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
1. Thời gian: 13h45’, ngày 19/5/2025 (Thứ Hai).
Thời gian vận hành và chạy thử hệ thống: Bắt đầu từ 08h00’, ngày 19/5/2025, cụ thể:
- Điểm cầu cấp huyện kết nối kiểm tra chạy thử đến các điểm cầu UBND cấp xã từ 08h00’ đến 09h00’.
- Điểm cầu VNPT Lạng Sơn kết nối kiểm tra chạy thử hệ thống toàn tỉnh từ 09h00’ đến 10h30’.
2. Hình thức: Tổ chức tập huấn theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến ba cấp tại điểm cầu của tỉnh, 11 điểm cầu cấp huyện và 194 điểm cầu cấp xã.
3. Địa điểm
- Điểm cầu cấp tỉnh: tại VNPT Lạng Sơn.
- Điểm cầu cấp huyện/ xã: tại phòng họp trực tuyến của các huyện/xã.
4. Thành phần tham dự
4.1. Điểm cầu cấp tỉnh
a) Chủ trì tập huấn: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch;
b) Thường trực Tỉnh đoàn Lạng Sơn và các phòng chuyên môn;
c) Đại diện lực lượng thanh niên công chức, viên chức; thanh niên lực lượng vũ trang; thanh niên học sinh, sinh viên (50 đoàn viên, thanh niên dự trực tiếp do Tỉnh đoàn Lạng Sơn mời).
d) Lãnh đạo, Viên chức Phòng Quản lý CVĐC Lạng Sơn; Đại diện các phòng chuyên môn (Hành chính - Tổng hợp, Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp, Xúc tiến Thương mại và Khuyến công, Xúc tiến Du lịch) thuộc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch.
đ) Phóng viên Báo và Đài Phát thanh truyền hình tỉnh.
4.2. Điểm cầu cấp huyện: Ban chấp hành Huyện đoàn/Thành đoàn và Đoàn viên thanh niên trên địa bàn (số lượng đoàn viên do BCH Huyện đoàn quyết định triệu tập/mời tham gia phù hợp với điều kiện Hội trường cho phép)
4.3. Điểm cầu cấp xã: Ban chấp hành Đoàn xã và đoàn viên thanh niên trên địa bàn (số lượng đoàn viên do BCH Đoàn xã quyết định triệu tập/mời tham gia phù hợp với điều kiện Hội trường cho phép)
5. Nội dung: Tổ chức tập huấn trực tuyến “Phát huy vai trò của thanh niên trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản địa chất (hang động, hố sụt, cảnh quan karst dãy núi đá vôi, thác nước, Con đường mòn địa chất) CVĐC toàn cầu UNESCO Lạng Sơn gắn với xây dựng các mô hình du lịch địa chất”. Cụ thể:
- Chiếu Video Clip về Du lịch địa chất (thám hiểm hang động, hố sụt, abseiling, trekking vùng CVĐC toàn cầu UNESCO Lạng Sơn) (Phòng Quản lý CVĐC Lạng Sơn).
- Giới thiệu tổng quan về CVĐC toàn cầu UNESCO Lạng Sơn; nâng cao kiến thức về các di sản địa chất, các mô hình du lịch địa chất, tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch địa chất CVĐC toàn cầu UNESCO Lạng Sơn (thám hiểm hang động, hố sụt, cảnh quan karst dãy núi đá vôi, abseiling, via Ferrata, vượt thác, cắm trại, các Con đường mòn địa chất), công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản địa chất gắn với xây dựng các mô hình du lịch địa chất”; định hướng phát triển du lịch địa chất của UNESCO qua Sách hướng dẫn "Du lịch địa chất cho CVĐC toàn cầu UNESCO" hỗ trợ các điểm đến, cộng đồng và các bên liên quan trong việc phát triển và thúc đẩy các sáng kiến du lịch địa chất bền vững tại CVĐC toàn cầu UNESCO, các dự án CVĐC toàn cầu UNESCO (Phòng Quản lý CVĐC Lạng Sơn).
- Tiềm năng và thách thức trong phát triển du lịch thám hiểm hang động bền vững tại CVĐC Lạng Sơn (PGS.TS. Trần Tân Văn, Chuyên gia Cao cấp về CVĐC)
- Đào tạo, giáo dục môi trường và nâng cao nhận thức về du lịch thám hiểm hang động bền vững tại CVĐC Lạng Sơn (TS. Nguyễn Xuân Hải, Khoa Du lịch và Ngoại Ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam).
- Các giải pháp quản lý và phát triển du lịch hang động bền vững tại CVĐC Lạng Sơn (Ông Phạm Văn Mạnh, Giám đốc Công ty Cổ phần Việt Nam Expeditions).
- Đề xuất mô hình “1 Làng – 1 Kênh – 1 Thương hiệu” nhằm phát triển kinh tế bản địa tại vùng CVĐC Lạng Sơn thông qua việc xây dựng thương hiệu sản vật, phát triển kênh truyền thông do thanh niên địa phương vận hành và kết nối tiêu thụ qua sàn TMĐT. Đây là sáng kiến góp phần thực hiện tiêu chí UNESCO về sự tham gia của cộng đồng và thế hệ trẻ trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản (Bà Nguyễn Hồng Nhung, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Cready).
- Tóm tắt Kế hoạch phối hợp giữa Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch và Tỉnh đoàn Lạng Sơn, Đoàn thanh niên các xã hình thành các Con đường mòn địa chất (Geotrail) CVĐC toàn cầu UNESCO Lạng Sơn chào mừng Lễ đón nhận Bằng chứng nhận Danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn vào tháng 11/2025; sáng kiến thành lập Câu lạc bộ/Hiệp hội Hang động CVĐC toàn cầu UNESCO Lạng Sơn; hợp tác phát triển sáng kiến Tour du lịch thám hiểm “Cuộc viễn du kỳ vĩ” vùng CVĐC toàn cầu UNESCO Lạng Sơn và các sáng kiến các sáng kiến: Đối tác, Đại sứ, Ẩm thực, Sản phẩm, Nhà hàng, Khách sạn, Homestay CVĐC toàn cầu UNESCO Lạng Sơn, sản xuất quà lưu niệm, tặng phẩm, đặc biệt chú trọng phát triển các sản phẩm mang đậm bản sắc địa phương và biểu tượng đặc trưng của CVĐC toàn cầu UNESCO Lạng Sơn, các dự án hình thành các sản phẩm du lịch địa chất, dự án cải tạo, chỉnh trang cảnh quan làng du lịch cộng đồng, làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch,…(Phòng Quản lý CVĐC Lạng Sơn).
- Dự kiến Chương trình hợp tác giữa Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch và Tỉnh đoàn Lạng Sơn năm 2026 về tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về các giá trị di sản, các tuyến, điểm du lịch CVĐC toàn cầu UNESCO Lạng Sơn, thí điểm 02-03 Dự án khởi nghiệp của Đoàn thanh niên tại các xã có điểm du lịch địa chất CVĐC toàn cầu UNESCO Lạng Sơn (Tỉnh đoàn Lạng Sơn).
Phạm Hương
