Phát triển Mạng lưới đối tác Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn

Phạm Hương 09/06/2025

Ngày 2/6 va qua, ti trụ sở ca Tổ chc Giáo dc, Khoa hc và Văn hóa ca Liên hp quc (UNESCO) ở Thủ đô Paris, Cng hòa Pháp, Công viêđịa cht Lng Sơn đã chính thđược trao bng công nhn Công viêđịa cht toàn cu UNESCO. Danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO - Danh hiệu uy tín quốc tế trao cho Công viên địa chất Lạng Sơn trở thành động lực để tỉnh Lạng Sơn xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch địa chất tầm cỡ quốc tế, độc đáo, khác biệt, có sức cạnh tranh. 

Thời gian qua, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn tích cực kết nối, làm việc với Công ty lữ hành, nhà đầu tư lĩnh vc du lch nhxúc tiếđầu tư, phát trin các sn phm, tour du lch Công viêđịa cht Toàn cu UNESCO Lng Sơn

Định vị sản phẩm du lịch cốt lõi vùng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là sản phẩm du lịch địa chất (Con đường mòn địa chất, Bảo tàng thiên nhiên ở Điểm Thế giới đầm hồ Na Dương), du lịch mạo hiểm (thám hiểm hang động, hố sụt, Via Ferrata, vượt thác, trekking, zipline, chèo SUP, Kayak) và xác định sản phẩm du lịch vệ tinh là 38 điểm trên 4 tuyến du lịch CVĐC, Làng du lịch, Làng văn hoá du lịch trong vùng CVĐC Toàn cầu Lạng Sơn. 

Với sản phẩm du lịch cốt lõi được định vị như trên, xác định đối tượng khách tiềm năng là khách trong nước (cho các sản phẩm con đường mòn địa chất, Bảo tàng thiên nhiên ở Điểm Thế giới đầm hồ Na Dương & các điểm trên 04 tuyến du lịch CVĐC), khách quốc tế (cho du lịch mạo hiểmthám hiểm hang động, hố sụt).

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đang phối hợp với đơn vị tư vấn nghiên cứu xây dng Bđồ/Tuyến Du lch địa cht Công viêđịa cht Toàn cu UNESCO Lng Sơn vi tên gi: Cuc vin du kỳ vĩ (mi công ty lữ hành vi thế mnh/chuyên môn ca mình sẽ xây dng, phát trin mt số sn phm/điđến du lch hp dn, như là mt mnh ghécùng kết hp lđể to thành bc tranh tng thể cdu lch địa chvùng Công viêđịa cht Toàn cu UNESCO Lng Sơn)

Hình thành không gian trưng bày Gỗ hoá thạch ngoài trời Điểm Thế giới đầm hồ Na Dương & 03 Con đường mòn địa chất, cải taọ nâng cấp các điểm du lịch địa chất khác sẽ là bước khởi động xây dựng sản phẩm du lịch địa chất Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn. 

Ban Thường vụ tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Nghị quyết số 223-NQ/TU ngày 30/5/2025 về bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn giai đoạn 2025 - 2030, định hướng đến năm 2035, trong đó một trong những quan điểm thể hiện: huy động tổng hợp các nguồn lực trong xã hội, trong đó xác định nguồn xã hội hóa là chủ yếu, ngân sách nhà nước đóng vai trò khuyến khích, hỗ trợ, tạo cơ sở ban đầu để thực hiện. Một số mục tiêu chung liên quan đến phát triển Mạng lưới đối tác Công viên địa chất, huy động nguồn lực phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng SơnCông viên địa chất đóng vai trò là trung tâm nghiên cứu khoa học, hợp tác và liên kết quốc tếkhẳng định vai trò, vị thế của Công viên trong Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Mục tiêu đến năm 2030 liên quan đến phát triển Mạng lưới đối tác Công viên địa chất, huy động nguồn lực phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơnliên kết hợp tác với ít nhất 05 Công viên địa chất thuộc Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu và các Công viên địa chất các tỉnh trong nước trong bảo tồn, quảng bá, phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn

Năm 2024, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hỗ trợ kinh phí xây dựng hạ tầng CVĐC Lạng Sơn, đặc biệt hạng mục hệ thống bảng biển thuyết minh các điểm trên 04 tuyến du lịch CVĐC Lạng Sơn, Mô hình 2D mô phỏng các loài cổ sinh vật và giá trị văn hóa cho một số điểm du lịch trong vùng CVĐC Lạng Sơn, cải tạo cảnh quan một số điểm, đến nay đã vận động được 09 đơn vị tài trợ theo hình thức trao tặng hiện vật (biển, mô hình 2D, đá hộc, ghế làm bằng rọ đá, chỉnh trang nhà trình tường, cải tạo, chỉnh trang cảnh quan) với tổng kinh phí trên 01 tỷ đồng, đồng thời một số doanh nghiệp là đối tác CVĐC Lạng Sơn đã tự chi kinh phí để cải tạo cảnh quan, qua đó góp phần đáp ứng yêu cầu tiến độ hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng trên 04 tuyến du lịch vùng CVĐC Lạng Sơn phục vụ đón Đoàn chuyên gia Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO đến thẩm định thực địa. 

Năm 2025, Phòng Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn (Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn) tích cực nghiên cứu phát triển quan hệ đối tác với cộng đồng địa phương và các tổ chức, doanh nghiệp, thành viên Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu, Mạng lưới Công viên địa chất Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (đang xúc tiến tham mưu Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn ký kết Bản ghi nhớ hợp tác với một số Hiệp hội hang động, Ban Quản lý Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, Công ty lữ hành, doanh nghiệp). 

Mạng lưới đối tác Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn dự kiến bao gồm nhiều thành phần khác nhau như: chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học, trường đại học, viện nghiên cứu, bảo tàng, doanh nghiệp, công ty lữ hành, hoạ sĩ, phòng triển lãm, nhà hát, quán cà phê, viện nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ, trường học, tình nguyện viên, cộng đồng địa phương,…Các đối tác sẽ đóng góp tích cực cho sự phát triển của Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn trên các lĩnh vực bảo tồn, gắn kết cộng đồng, giáo dục, tạo thương hiệu, tiếp thị và xúc tiến quảng bá du lịch, nghệ thuật, văn hoá và di sản, tổ chức triển lãm, lễ hội Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn,… 

Phạm Hương, Phòng Quản lý CVĐC Lạng Sơn, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tnh 

Bài liên quan
Hình ảnh một số làng không phát thải carbon trên thế giới - Động lực hình thành Ngôi làng tiềm năng đạt được mục tiêu làng không phát thải carbon (Net Zero Carbon Village) đầu tiên trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn
15/06/2025

Hình ảnh một số làng không phát thải carbon trên thế giới - Động lực hình thành Ngôi làng tiềm năng đạt được mục tiêu làng không phát thải carbon (Net Zero Carbon Village) đầu tiên trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn

Tham khảo Hướng dẫn quy hoạch làng không phát thải carbon cho khu vực đồng bằng sông Dương Tử ở Trung Quốc cho Làng Lân Nóng, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn
15/06/2025

Tham khảo Hướng dẫn quy hoạch làng không phát thải carbon cho khu vực đồng bằng sông Dương Tử ở Trung Quốc cho Làng Lân Nóng, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn

Xây dựng và phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
15/06/2025

Xây dựng và phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

0.05224 sec| 904.32 kb