Đến Công viên địa chất Lạng Sơn ngắm kiệt tác của thiên nhiên
Tính đến 2024 đã có 213 công viên địa chất thuộc 49 quốc gia là thành viên của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, dự kiến trong tương lai sẽ có khoảng 500 khu vực trên thế giới mang danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu. Vào ngày 08/9/2024, trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Phiên họp Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO đã tiến hành đánh giá và biểu quyết, 100% các thành viên đã thống nhất công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn Lạng Sơn là Công viên địa chất Lạng Sơn toàn cầu UNESCO. Năm 2025, tỉnh Lạng Sơn sẽ chính thức đón nhận Bằng chứng nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn tại nước Cộng hoà Chi Lê. Công viên địa chất Lạng Sơn có khoảng 200 hang động sẽ là nguồn lực chắp cánh cho sự phát triển du lịch thám hiểm hang động - Sản phẩm du lịch địa chất độc đáo của Công viên địa chất Lạng Sơn.
Hang Ốc, xã Yên Thịnh, huyện Hữu Lũng (vùng Công viên địa chất Lạng Sơn). Ảnh: Tạ Thanh Sang (Viet Nam Expeditions)
Hang Nước, xã Yên Thịnh, huyện Hữu Lũng (vùng Công viên địa chất Lạng Sơn). Ảnh: Tạ Thanh Sang (Viet Nam Expeditions)
Hang Ngườm Moóc, xã Mông Ân, huyện Bình Gia (vùng Công viên địa chất Lạng Sơn)
Hang Đán Lài, xã Bình Trung, huyện Cao Lộc (vùng Công viên địa chất Lạng Sơn)
Hang Khuôn Bồng, xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn (vùng Công viên địa chất Lạng Sơn). Ảnh: Tạ Thanh Sang (Viet Nam Expeditions)
Hang Hoàng Ang, xã Nhất Tiến, huyện Bắc Sơn (vùng Công viên địa chất Lạng Sơn)
Cổng trời Yên Sơn, huyện Hữu Lũng. Ảnh: Tạ Thanh Sang (Viet Nam Expeditions)
Đỉnh Phja Pò (Mẫu Sơn). Ảnh: ST.
Phòng Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn