Hội thảo khoa học đánh giá thực trạng bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn

27/08/2022

 

     Sáng ngày24/8/2022, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá thực trạng bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn trong khuôn khổ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị một số loại hình di sản văn hoá phi vật thể trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn. Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch, các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo UBND và Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện: Bắc Sơn, Bình Gia,Chi Lăng, Hữu Lũng,Văn Quan; các nhà nghiên cứu khoa học Trung ương và địa phương; nghệ nhân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và vùng Công viên địa chất Lạng Sơn; một số doanh nghiệp vàphóng viên Báo Lạng Sơn, Đài Phát thanh và Truyền hình Lạng Sơn.

Toàn cảnh Hội thảo

 

Ông Nguyễn Phúc Hà, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị một số loại hình di sản văn hoá phi vật thể trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn” chủ trì Hội thảo

     Công viên địa chất Lạng Sơn thuộc phạm vi hành chính của 05 huyện:Bắc Sơn, Bình Gia, Chi Lăng, Hữu Lũng, Văn Quan với tổng diện tích 3.845,8 km2, dân số 375.656 người tương ứng chiếm khoảng 46,3% diện tích và 48,1% dân số toàn tỉnh.Cùng vớicác loại hình di sản văn hóa vật thể, các giá trị đặc trưng tiêu biểu về địa chất - địa mạo, không gian - cảnh quan, đa dạng sinh học…cơ bản đáp ứng các tiêu chí theo quy định của UNESCO, vùng Công viên địa chất Lạng Sơn còn hội tụ đầy đủ 07 loại hình di sản văn hóa phi vật thể gồm: Lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng, nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian, ngữ văn dân gian, tiếng nói chữ viết, tri thức dân gian truyền thống. Tất cả tạo nên một vùng Công viên địa chất vừa đa dạng, thống nhất vừa có những nét đặc trưng, bản sắc riêng trong không gian văn hóa Xứ Lạng.

     Tham dự Hội thảo, các đại biểu đã được nghe 07bài tham luận của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa trong và ngoài tỉnh đánh giá thực trạng hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị một số di sản văn hóa phi vật thể vùng Công viên địa chất Lạng Sơn. Các tham luận đều được đầu tư hết sức công phu, chiều sâu, cung cấp thông tin, tư liệu,cách nhìn nhận, đánh giá mới về thực trạng hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể vùng Công viên địa chất Lạng Sơn.

PGS.TS Vương Toàn, Chủ nhiệm Chương trình Thái học Việt Nam thuộc Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển trình bày tham luận: Thực trạng bảo tồn, phát huy giá trị tiếng nói các dân tộc nhóm Tày-Thái trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn

TS. Hoàng Văn Páo, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội khoa học Kỹ thuật, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn trình bày tham luận: Thực trạng hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị nghề thủ công truyền thống và tri thức dân gian các tộc người trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn

Ông Hoàng Tuấn Cư, Chương trình Thái học Việt Nam thuộc Viện Việt Nam học và Khoa học phát triểntrình bày tham luận: Thực trạng hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị tiếng nói, chữ viết và ngữ văn dân gian trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn

     Bên cạnh đó đại biểu, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa trong và ngoài tỉnh, nghệ nhântích cực trao đổi, thảo luận, tham góp ý kiến trên tinh thần sôi nổi, nghiêm túc, thắng thắn, hướng tới mục tiêu nhận diện, đánh giá, làm rõ hơn về thực trạng di sản văn hóa phi vật thể nói chung, từng loại hình di sản văn hóa văn phi vật thể nói riêng để gợi mở những vấn đề đặt ra, những bất cập, tồn tại, hạn chế trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị một số loại hình di sản văn hóa phi vật thể trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn.

Nghệ nhân trình diễn mo trong nghi lễ mừng thọ của người Nùng vùng Công viên địa chất Lạng Sơn

Nghệ nhân trẻ hát đồng daovùng Công viên địa chất Lạng Sơn

 

Không gian trưng bày di sản văn hóa phi vật thể trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn

Đại biểu tham quan gian hàng sản phẩm tiêu biểu vùng Công viên địa chất Lạng Sơn

     Đồng thời các nội dung thảo luận tại Hội thảo làm tiền đề cơ sở cho việc hoàn thiện nghiên cứuĐề tài “Nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị một số loại hình di sản văn hóa phi vật thể trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn”. Qua đó góp phầntriển khai thực hiện hiệu quả mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế, xã hội, du lịch, dịch vụ một cách bền vững với phương châm “biến di sản thành tài sản”, tạo sinh kế, giải quyết vấn đề lao động, việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dântrong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn, đáp ứng một trong những tiêu chí công nhận Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO.

 

Bài liên quan
Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn tổ chức Đoàn công tác đi làm việc với các đối tác tại Hà Nội
18/03/2024

Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn tổ chức Đoàn công tác đi làm việc với các đối tác tại Hà Nội

Tổ chức tập huấn nghiệp vụ trang trí bàn ăn cho các homestay  trên địa bàn huyện Bắc Sơn   
02/03/2023

Tổ chức tập huấn nghiệp vụ trang trí bàn ăn cho các homestay trên địa bàn huyện Bắc Sơn  

Tổ chức Hội thảo tập huấn về di sản địa chất, Công viên địa chất, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO và triển khai hoạt động gắn kết cộng đồng thu gom rác “Vì một xã Vũ Lăng, huyện Bắc Sơn xanh – sạch – đẹp, tiêu biểu trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơ
02/03/2023

Tổ chức Hội thảo tập huấn về di sản địa chất, Công viên địa chất, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO và triển khai hoạt động gắn kết cộng đồng thu gom rác “Vì một xã Vũ Lăng, huyện Bắc Sơn xanh – sạch – đẹp, tiêu biểu trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơ

0.06132 sec| 840.961 kb