Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn làm việc trực tuyến với các Công viên địa chất Khu vực Châu Á Thái Bình Dương

26/08/2024

Sáng ngày 22 tháng 8 năm 2024, Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn đã tham gia cuộc họp trực tuyến với Ban Quản lý các Công viên địa chất Khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Tham dự cuộc họp có đại diện của hơn 15 Công viên địa chất thuộc Khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Tại buổi làm việc trực tuyến, đại diện Ban quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn, và các thành viên Mạng lưới Công viên địa chất Châu Á Thái Bình Dương đã chia sẻ về một số dự án tiêu biểu đã thực hiện nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và quản lý thảm họa thiên nhiên trong vùng Công viên địa chất.

          Ban Quản lý Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Batur, Indonesia đã chia sẻ kinh nghiệm triển khai các dự án giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu trong công viên địa chất thông qua việc huy động nguồn lực từ chính quyền, cộng đồng người dân, du khách tham quan và các đối tác của Công viên địa chất. Một số dự án tiêu biểu  như: du khách, đơn vị lữ hành hoặc các đối tác nhận chăm sóc cây xanh trong vòng một đến hai năm nhằm phủ xanh diện tích đất rừng bị cháy do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Ban Quản lý Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Batur còn kết hợp với các trường cao đẳng, đại học của địa phương để chế xuất ra loại enzyme sinh học giúp làm sạch nước hồ Batur.

Dự án Du khách trồng và nhận chăm sóc cây xanh nhằm phủ xanh diện tích rừng bị cháy do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

 

Dự án chế xuất ra loại enzyme sinh học giúp làm sạch nước hồ Batur.

          Ban Quản lý Công viên địa chất Sakurajima Kinkowan, Nhật Bản đã chia sẻ biện pháp phòng chống thiên tai núi lửa trong công viên địa chất thông qua việc nâng cao nhận thức của người dân về các biện pháp xử lý tro, bụi núi lửa nhằm giảm thiểu sự ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe của cộng đồng.

 

Giải pháp xử lý tro, bụi núi lửa trong khu vực Công viên địa chất Sakurajima Kinkowan, Nhật Bản

          Ban Quản lý Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Muroto, Nhật Bản đã chia sẻ các biện pháp nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua các chương trình giáo dục cho học sinh, người dân cộng đồng về phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu. Ngoài ra, Ban Quản lý Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Muroto còn thực hiện dự án lồng ghép thông tin tuyên truyền về những tác động của biến đổi khí hậu lên loài cá đặc sản của địa phương, cá Haru Buri hay còn gọi là cá Cam Nhật Bản.

Chương trình học tập về môi trường và giảm nhẹ thiên tai.

Tập tục di cư của loài cá Haru Buri,  cá Cam Nhật Bản, bị thay đổi do chịu tác động của biến đổi khí hậu

Chương trình làm việc với Ban Quản lý Công viên địa chất Khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã diễn ra thành công tốt đẹp. Sau buổi họp, Ban Quản lý CVĐC Lạng Sơn sẽ tiếp tục nghiên cứu các mô hình, dự án phù hợp để áp dụng vào thực tiễn đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Việc tích cực tham gia các hoạt động của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, Mạng lưới các Công viên địa chất Khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu Việt Nam nhằm đáp ứng tiêu chí được công nhận Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO và góp phần khẳng định Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất tiềm năng có phát triển mối quan hệ với các Công viên địa chất toàn cầu UNESCO ở cấp độ quốc tế.

Thanh Tâm

Bài liên quan
Công viên địa chất Lạng Sơn được Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu đánh giá, biểu quyết công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO
08/09/2024

Công viên địa chất Lạng Sơn được Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu đánh giá, biểu quyết công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Khảo sát, nghiên cứu phương án thiết kế phối cảnh, cải tạo, nâng cấp  một số Điểm trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn
12/08/2024

Khảo sát, nghiên cứu phương án thiết kế phối cảnh, cải tạo, nâng cấp một số Điểm trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn

Tổ chức Cuộc thi “Hùng biện tiếng Anh về Góc Công viên địa chất”
10/08/2024

Tổ chức Cuộc thi “Hùng biện tiếng Anh về Góc Công viên địa chất”

0.16516 sec| 813.102 kb