Công tác xây dựng và phát triển Công viên  địa chất Lạng Sơn năm 2022

Phạm Hương 02/01/2023

 

                                                

Thực hiện Đề án thành lập, xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 2386/QĐ-UBND ngày 08/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn; Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 11/02/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn và Kế hoạch số 40/KH-BCĐ ngày 02/3/2022 của Ban Chỉ đạo xây dựng Công viên địa chất toàn cầu tỉnh Lạng Sơn về triển khai hoạt động xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn năm 2022, công tác xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn năm 2022 đã được triển khai và đạt được những kết quả tích cực, tạo động lực cho năm 2023 và năm tiếp theo, đặc biệt trong năm 2023 tỉnh hoàn thiện Hồ sơ trình UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu.

Các cấp, các ngành đã chủ động, tích cực tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp Nhân dân, nhất là đối tượng học sinh, sinh viên về ý nghĩa, tầm quan trọng trong công tác xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn, bảo vệ và phát huy các giá trị di sản vùng Công viên địa chất Lạng Sơn; quảng bá, xúc tiến du lịch gắn với các di sản địa chất của tỉnh. Các hoạt động tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, các tin, bài viết đăng tải trên báo in và báo điện tử, tuyên truyền trên sóng phát thanh, truyền hình, tuyên truyền qua các cuộc họp trực tuyến, tuyên truyền trực quan, trang thông tin điện tử, các trang mạng xã hội; xây dựng nội dung xuất bản ấn phẩm, tờ gấp, bưu thiệp giới thiệu về Công viên địa chất Lạng Sơn, Bản tin Công viên địa chất Lạng Sơn; xây dựng video clip quảng bá về tiềm năng, thế mạnh của vùng Công viên địa chất Lạng Sơn.

Học sinh huyện Văn Quan tham dự Hội thảo tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về Công viên địa chất Lạng Sơn

Báo Lạng Sơn có trên 120 tin, bài kèm ảnh tuyên truyền về những thông tin, hoạt động có liên quan đến xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn đăng trên trên báo in và báo điện tử. Đài Phát thanh và Truyền hình Lạng Sơn đã xây dựng trên 132 tin bài, phóng sự tuyên truyền về Công viên địa chất Lạng Sơn. Sở Ngoại vụ đã phát hành 08 Bản tin đối ngoại, trong đó có các tin bài, hình ảnh giới thiệu về khu vực Công viên địa chất, quảng bá về thành lập, xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn. Xây dựng và phát hành song ngữ với 5 thứ tiếng Việt - Anh, Việt - Pháp, Việt - Hàn, Việt - Nhật, Việt -Trung: ấn phẩm “Lạng Sơn - tiềm năng xây dựng và phát triển Công viên địa chất toàn cầu”, ấn phẩm và tờ gấp “Tỉnh Lạng Sơn phát huy tiềm năng, hội nhập và phát triển”, ấn phẩm “Hữu Lũng - Khai thác thế mạnh, phát triển nhanh, bền vững” để phục vụ cho công tác tuyên truyền, quảng bá đến các đối tác quốc tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước về những tiềm năng, thế mạnh, định hướng phát triển cũng như các chính sách thu hút đầu tư của địa phương tỉnh nói chung và thu hút đầu tư xây dựng Công viên địa chất Lạng Sơn nói riêng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện lồng ghép hoạt động thông tin tuyên truyền về Công viên địa chất Lạng Sơn trong các cuộc tuyên truyền về quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng của Ban Quản lý rừng đặc dụng Hữu Liên và Hạt Kiểm lâm các huyện trong vùng Công viên địa chất (được 379 lượt tuyên truyền qua loa phát thanh địa phương; lồng ghép tuyên truyền thông qua hội nghị, cuộc họp: 184 cuộc, với 13.990 người tham gia; phát tờ rơi tuyên truyền: 3.560 tờ; phối hợp tổ chức thực hiện phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Nhâm Dần gắn với triển khai thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng và trồng cây, trồng rừng theo Chỉ thị của Bộ Nông nghiệp và PTNT nhằm động viên các cấp, các ngành và nhân dân tích cực trồng cây, trồng rừng); nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp Nhân dân về vai trò, tác dụng, giá trị của rừng, ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng, công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ môi trường sinh thái trong vùng Công viên địa chất. Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai chỉ đạo các đơn vị cơ sở giáo dục thực hiện phổ biến, tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh sinh viên trong toàn tỉnh về Công viên địa chất Lạng Sơn. Các đơn vị, nhà trường tuyên truyền thông qua các buổi họp hội đồng, thông tin trên bảng tin, website; tổ chức treo băng rôn, khẩu hiệu tại trường học, hoạt động trải nghiệm, ngoài giờ lên lớp; lồng ghép các nội dung giáo dục tuyên truyền vào chương trình giáo dục các cấp học, các môn học, bài học cụ thể nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên về vai trò, tầm quan trọng của việc thành lập, xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn. Sở Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo, định hướng các cơ quan, đơn vị báo chí truyền thông phát hành 50 tin, bài, phóng sự tuyên truyền về công tác triển khai hoạt động xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn năm 2022; Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông các huyện, thành phố tổ chức các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nội dung đa dạng. Các tin bài phản ánh đa dạng, thiết thực các hoạt động của các cấp, các ngành, địa phương, tuyên truyền về hoạt động xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn năm 2022. Các huyện trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn (đặc biệt huyện Chi Lăng) đã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp Nhân dân, nhất là đối tượng học sinh về Công viên địa chất Lạng Sơn.

Học sinh huyện Chi Lăng tham dự Hội thảo tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về Công viên địa chất Lạng Sơn

Học sinh Trường THPT DTNT tỉnh Lạng Sơn tham dự Diễn đàn về Di sản địa chất, Công viên địa chất Lạng Sơn

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức khoảng 60 hội thảo, diễn đàn, buổi làm việc trực tuyến tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp Nhân dân, nhất là đối tượng học sinh, sinh viên về ý nghĩa, tầm quan trọng trong công tác xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn, bảo vệ và phát huy các giá trị di sản vùng Công viên địa chất Lạng Sơn; quảng bá, xúc tiến du lịch gắn với các di sản địa chất của tỉnh. Các hoạt động tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, tuyên truyền qua các cuộc họp trực tuyến, trang thông tin điện tử, các trang mạng xã hội (duy trì và phát triển Website, Trang (fanpage) của Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn mang tên “Lang Son Geopark”); hoàn thiện Video Clip, Trailer quảng bá Công viên địa chất Lạng Sơn; thiết kế và ứng dụng Logo Công viên địa chất Lạng Sơn); xuất bản ấn phẩm, tờ gấp, Bản tin, Sách cẩm nang Công viên địa chất Lạng Sơn. Ký kết Thỏa thuận khung Chương trình đối tác Công viên địa chất Lạng Sơn với 26 homestay trên địa bàn huyện Bắc Sơn, Hữu Lũng. Tặng ấn phẩm (Bản tin, Tập gấp, Bưu thiệp, Sách cẩm nang du lịch Công viên địa chất Lạng Sơn) cho các thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng Công viên địa chất toàn cầu tỉnh Lạng Sơn, Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn, 26 homestay – đối tác Công viên địa chất Lạng Sơn. Tổ chức thành công Cuộc thi "Tìm hiểu về Di sản địa chất, Công viên địa chất Lạng Sơn” năm 2022.

Ký kết Thỏa thuận khung Chương trình đối tác Công viên địa chất Lạng Sơn với homestay trên địa bàn huyện Hữu Lũng

Chung kết Cuộc thi tìm hiểu về Di sản địa chất, Công viên địa chất Lạng Sơn năm 2022

Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức khoảng 60 hội thảo, diễn đàn, buổi làm việc trực tuyến tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về di sản địa chất, Công viên địa chất Lạng Sơn, xúc tiến các chương trình hợp tác, thảo luận về các sáng kiến, dự án cho sự phát triển Công viên địa chất; 01 Khoá bồi dưỡng, nâng cao kiến thức tiếng Anh chuyên ngành đáp ứng yêu cầu quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn (đã huy động nguồn xã hội hoá với tổng giá trị khoảng 40 triệu đồng cho khoá học; 02 Lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về di sản địa chất và Công viên địa chất dành cho các cán bộ công chức, viên chức, doanh nghiệp tại huyện Bắc Sơn, Hữu Lũng trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn (200 người) (vận động xã hội hoá cho một số hạng mục tổ chức Lớp tập huấn, tổng kinh phí vận động được là 80.000.000 đồng); tham mưu tổ chức thành công Cuộc thi cấp tỉnh Tìm hiểu về Di sản địa chất, Công viên địa chất Lạng Sơn”. Triển khai hiệu quả Chương trình triển khai hoạt động tuyên truyền, giáo dục về Công viên địa chất giai đoạn 2022 - 2025 giữa Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch với Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND các huyện: Bắc Sơn, Bình Gia, Chi Lăng, Hữu Lũng, Văn Quan (tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 112 năm ngày sinh đồng chí Lương Văn Tri 17/8/1910 - 17/8/2022, 82 năm ngày Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940 – 27/9/2022), 191 năm Ngày thành lập tỉnh Lạng Sơn (04/11/1831 - 04/11/2022), 113 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Văn Thụ (04/11/1909 - 04/11/2022); hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng địa chất (International Geodiversity Day – ngày 06/10) do Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO phát động, Ngày Khoa học Thế giới vì hòa bình và phát triển (10/11), Ngày Núi quốc tế (11/12) (bằng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh).

Giao lưu giữa học sinh vùng Công viên địa chất Lạng Sơn và Công viên địa chất toàn cầu Quần đảo Oki, Nhật Bản

Học viên thực hành tiếng Anh trong khuôn khổ Khoá bồi dưỡng, nâng cao kiến thức tiếng Anh chuyên

ngành đáp ứng yêu cầu quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn

Học viên dọn vệ sinh môi trường trong khuôn khổ Khoá bồi dưỡng, nâng cao kiến thức tiếng Anh chuyên ngành đáp ứng yêu cầu quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn

Lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về di sản địa chất và Công viên địa chất dành cho các cán bộ công chức, viên chức, doanh nghiệp tại huyện Hữu Lũng trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn

Đoàn công tác Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn thăm, làm việc với Trường THCS Hoàng Văn Thụ, huyện Bình Gia về dự án cộng đồng trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn

Đoàn công tác Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn thăm, làm việc với Trường PTDTBT Tiểu học Hữu Lễ, huyện Văn Quan về dự án cộng đồng trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn

Tỉnh Lạng Sơn đang phối hợp với đơn vị tư vấn tiến hành điều tra, khảo sát, nghiên cứu bổ sung, đánh giá, xếp hạng các giá trị di sản (văn hóa, đa dạng sinh học, địa chất - địa mạo, địa văn hóa, khảo cổ học) giai đoạn 2022 – 2023 (trong năm đã cùng đơn vị tư vấn tổ chức 02 cuộc khảo sát thực địa trong vùng Công viên địa chất); lập Hồ sơ khoa học di tích trình xếp hạng cấp quốc gia đối với Di chỉ khảo cổ học Hang Phja Thạng, xã Tân Đoàn, huyện Văn Quan; triển khai các hoạt động nghiên cứu, tôn tạo, bảo tồn, phục dựng, đầu tư (trồng rừng, cải thiện vấn đề cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, bảo vệ hệ sinh thái rừng và động vật hoang dã trong vùng Công viên địa chất...), tiêu biểu như: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị một số loại hình di sản văn hoá phi vật thể trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn”. Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn đã ban hành Kế hoạch hành động ngắn hạn quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn.

Họp thống nhất khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích khảo cổ Hang Phja Thạng, xã Tân Đoàn, huyện Văn Quan trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn

Hội thảo khoa học đánh giá thực trạng bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn trong khuôn khổ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị một số loại hình di sản văn hoá phi vật thể trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn”

Hội thảo khoa học giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với phát triển du lịch bền vững trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn trong khuôn khổ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị một số loại hình di sản văn hoá phi vật thể trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn”

Làm việc với Đoàn chuyên gia tư vấn xây dựng, đánh giá, hoàn chỉnh Hồ sơ và triển khai công tác chuẩn bị đón đoàn thẩm định của UNESCO. Báo cáo của Đoàn bước đầu xác định, lựa chọn 15 địa điểm có tiềm năng, triển vọng nghiên cứu đầu tư để phát triển thành các điểm đến trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn như: Mỏ than Na Dương, Núi Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình); Ải Chi Lăng (huyện Chi Lăng); Hang Thẩm Khuyên - Thẩm Hai (huyện Bình Gia); Đền Bắc Lệ, Khu Du lịch sinh thái Đồng Lâm, Khu Bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên (huyện Hữu Lũng), Khu Du lịch sinh thái Mỏ Mắm (huyện Bắc Sơn); Hang Nà Lả, Đèo Lùng Pa (huyện Văn Quan)…Trong những địa điểm trên, bước đầu đã tìm thấy một số di sản địa chất có tiềm năng được đánh giá có giá trị tầm cỡ quốc tế. Tiêu biểu nhất là Vùng trũng Na Dương, huyện Lộc Bình với các giá trị hóa thạch của các loài động, thực vật khổng lồ, đa dạng, độc đáo sống ở môi trường nước có niên đại cách ngày nay khoảng 30 - 20 triệu năm, có giá trị khoa học qua trọng góp phần nghiên cứu, tìm hiểu về quá trình hình thành lớp vỏ trái đất và sự tiến hóa của các loài động thực vật, được mô tả trên nhiều ấn phẩm chuyên ngành và có mặt trong nhiều công bố khoa học quốc tế. Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai của huyện Bình Gia, nơi lộ sự sống cách ngày nay khoảng 479.000 - 250.000 năm của người đứng thẳng cổ đại ở Việt Nam (Homo Erectus) gắn liền với hệ động vật phong phú với hóa thạch và dấu tích của khỉ, voi, tê giác, ... Sự hiện diện của những địa điểm này bên trong lãnh thổ Công viên địa chất Lạng Sơn là cần thiết và cần cung cấp các luận cứ khoa học để chứng minh giá trị quốc tế của Công viên địa chất Lạng Sơn. Đoàn chuyên gia đã đưa ra những khuyến nghị cụ thể để tiến hành xây dựng Công viên địa chất Lạng Sơn xứng tầm một Công viên địa chất toàn cầu UNESCO như: Xác định và thông qua khái niệm, định hướng xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn; tiến hành điều tra, khảo sát bổ sung thêm 35 địa điểm để có đủ 50 địa điểm tiềm năng phát triển thành các điểm tham quan, sản phẩm của vùng Công viên địa chất; xây dựng hình ảnh, chiến lược phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn; khoanh vùng, xác định lại phạm vi, ranh giới của Công viên địa chất Lạng Sơn theo hướng mở rộng sang phạm vi địa bàn huyện Lộc Bình; định hướng khái niệm Công viên địa chất Lạng Sơn nên dựa trên hai trụ cột: Nguồn gốc sự sống và di sản văn hóa (Tín ngưỡng thờ Mẫu). Đây là một khía cạnh đặc sắc, khác biệt và chưa tìm thấy ở hai Công viên địa chất toàn cầu UNESCO ở Đông Bắc Việt Nam.

Đoàn chuyên gia tư vấn xây dựng, đánh giá, hoàn chỉnh Hồ sơ và triển khai công tác chuẩn bị đón đoàn thẩm định của UNESCO khảo sát vùng Công viên địa chất Lạng Sơn

Đoàn chuyên gia tư vấn xây dựng, đánh giá, hoàn chỉnh Hồ sơ và triển khai công tác chuẩn bị đón đoàn thẩm định của UNESCO khảo sát vùng Công viên địa chất Lạng Sơn

Đoàn chuyên gia tư vấn xây dựng, đánh giá, hoàn chỉnh Hồ sơ và triển khai công tác chuẩn bị đón đoàn thẩm định của UNESCO khảo sát vùng Công viên địa chất Lạng Sơn

Tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế, tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu Việt Nam. Tổ chức Đoàn đại biểu tỉnh khảo sát thực địa tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, ký kết Thoả thuận hợp tác với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non Nước Cao Bằng,  Đoàn đại biểu tỉnh Lạng Sơn tham dự Hội nghị Quốc tế về Công viên địa chất Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 7 tổ chức tại Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Satun, Thái Lan, Đoàn đại biểu tỉnh Lạng Sơn tham dự Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa lần thứ 20 tại tỉnh Đắk Nông, Đoàn công tác tỉnh Lạng Sơn tham gia Khóa bồi dưỡng kiến thức về lĩnh vực văn hóa, du lịch và xây dựng, phát triển Công viên địa chất tại nước Cộng hòa Pháp. Làm việc với nhiều Ban Quản lý Công viên địa chất toàn cầu UNESCO và các đối tác nước ngoài nhằm giới thiệu, quảng bá, xúc tiến hợp tác xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn, trao đổi, học tập kinh nghiệm hoàn thiện Hồ sơ trình UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu.

Tham dự Hội nghị thường niên của Tiểu ban chuyên môn về Công viên địa chất toàn cầu Việt Nam tại tỉnh Cao Bằng

Ký kết Thoả thuận hợp tác với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non Nước Cao Bằng

Tham dự Hội nghị thường niên của Tiểu ban chuyên môn về Công viên địa chất toàn cầu Việt Nam trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa lần thứ 20 tại tỉnh Đắk Nông

Đoàn công tác tỉnh Lạng Sơn thăm và làm việc với Tổ chức UNESCO trong khuôn khổ Khóa bồi dưỡng kiến thức về lĩnh vực văn hóa, du lịch và xây dựng, phát triển Công viên địa chất tại nước Cộng hòa Pháp

Đoàn công tác tỉnh Lạng Sơn thăm và làm việc với Trung tâm Doanh nhân, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Khu vực và Thành phố (CFE) của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) trong khuôn khổ Khóa bồi dưỡng kiến thức về lĩnh vực văn hóa, du lịch và xây dựng, phát triển Công viên địa chất tại nước Cộng hòa Pháp

Đoàn công tác Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn thăm, làm việc với Văn phòng UNESCO tại Hà Nội

Đoàn công tác Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn thăm, làm việc với Văn phòng Tổ chức Helvetas tại Việt Nam

Công tác xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ và vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành. Cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, đoàn viên và các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt thế hệ trẻ tích cực hưởng trong việc xây dựng Công viên địa chất Lạng Sơn, trình độ hiểu biết, nhận thức về việc xây dựng và ý nghĩa của Công viên địa chất đã có chuyển biến tích cực, nhất là các nội dung liên quan đến giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng, qua đó góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội địa phương. Các cơ quan, đơn vị liên quan đã chủ động trong công tác thông tin, tuyên truyền, tổ chức các hội thảo, diễn đàn trực tuyến tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về di sản địa chất, Công viên địa chất Lạng Sơn, tổ chức các buổi làm việc trực tuyến với các đối tác trong nước và quốc tế, giới thiệu về Công viên địa chất Lạng Sơn, xúc tiến hợp tác trong xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn, hoàn thiện Hồ sơ để trình UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu; tham gia các hoạt động của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu Việt Nam.

Phạm Hương

Bài liên quan
Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn tổ chức Đoàn công tác đi làm việc với các đối tác tại Hà Nội
18/03/2024

Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn tổ chức Đoàn công tác đi làm việc với các đối tác tại Hà Nội

Tổ chức tập huấn nghiệp vụ trang trí bàn ăn cho các homestay  trên địa bàn huyện Bắc Sơn   
02/03/2023

Tổ chức tập huấn nghiệp vụ trang trí bàn ăn cho các homestay trên địa bàn huyện Bắc Sơn  

Tổ chức Hội thảo tập huấn về di sản địa chất, Công viên địa chất, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO và triển khai hoạt động gắn kết cộng đồng thu gom rác “Vì một xã Vũ Lăng, huyện Bắc Sơn xanh – sạch – đẹp, tiêu biểu trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơ
02/03/2023

Tổ chức Hội thảo tập huấn về di sản địa chất, Công viên địa chất, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO và triển khai hoạt động gắn kết cộng đồng thu gom rác “Vì một xã Vũ Lăng, huyện Bắc Sơn xanh – sạch – đẹp, tiêu biểu trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơ

0.12218 sec| 960.016 kb