­­­Hội thảo khoa học cấp tỉnh về Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với phát triển du lịch bền vững trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn

Phạm Hương 30/10/2022

 

Sáng ngày 28/10/2022, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học cấp tỉnh Giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với phát triển du lịch bền vững trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn trong khuôn khổ Đề tài Nghiên cứu bảo tồn, phát huy giá trị một số loại hình di sản văn hóa phi vật thể trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn”. 

PGS.TS Phạm Lan Oanh, Phó Viện Trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam và ông Nguyễn Phúc Hà, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo UBND và Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện: Bắc Sơn, Bình Gia,Chi Lăng, Hữu Lũng,Văn Quan; các nhà nghiên cứu khoa học Trung ương và địa phương; nghệ vùng Công viên địa chất Lạng Sơn; một số doanh nghiệp và phóng viên Báo Lạng Sơn, Đài Phát thanh và Truyền hình Lạng Sơn.

Ông Nguyễn Phúc Hà, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ nhiệm Đề tài phát biểu khai mạc Hội thảo

 

Toàn cảnh Hội thảo

Công viên địa chất Lạng Sơn thuộc phạm vi hành chính của 05 huyện: Bắc Sơn, Bình Gia, Chi Lăng, Hữu Lũng, Văn Quan với tổng diện tích 3.845,8 km2, dân số 375.656 người tương ứng chiếm khoảng 46,3% diện tích và 48,1% dân số toàn tỉnh. Cùng với các loại hình di sản văn hóa vật thể, các giá trị đặc trưng tiêu biểu về địa chất - địa mạo, không gian - cảnh quan, đa dạng sinh học…cơ bản đáp ứng các tiêu chí theo quy định của UNESCO, vùng Công viên địa chất Lạng Sơn còn hội tụ đầy đủ 07 loại hình di sản văn hóa phi vật thể gồm: Lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng, nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian, ngữ văn dân gian, tiếng nói chữ viết, tri thức dân gian. Tất cả tạo nên một vùng Công viên địa chất vừa đa dạng, thống nhất vừa có những nét đặc trưng, bản sắc riêng trong không gian văn hóa Xứ Lạng.

GS.TS Lê Hồng Lý, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phát biểu

Qua quá trình triển khai thực hiện, Ban tổ chức Hội thảo đã tiếp nhận được 09 bài tham luận của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa trong và ngoài tỉnh, gồm các chủ đề: Khai thác các di sản văn hoá phi vật thể để phát triển kinh tế, xã hội trong Công viên địa chất Lạng Sơn; những vấn đề đặt ra cho việc bảo tồn, phát huy giá trị của tập quán xã hội và tín ngưỡng các tộc người trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn; bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc trong vùng Công viên địa chất tỉnh Lạng Sơn gắn với phát triển du lịch bền vững; giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị một số loại hình di sản văn hóa phi vật thể gắn với phát triển du lịch bền vững trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn; một số giải pháp bảo tồn phát huy giá trị diễn xướng dân ca dân gian trong Công viên địa chất; biện pháp bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết ngữ văn dân gian gắn với phát triển du lịch bền vững trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn; tìm hiểu hệ thống di sản Hán Nôm vùng Công viên địa chất Lạng Sơn; nghệ thuật trình diễn dân gian – thành tố quan trọng trong phát triển du lịch cộng đồng; định hướng, giải pháp quản lý, bảo tồn một số loại hình di sản văn hóa phi vật thể trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn (trong đó có 06 bài được trình bày tại Hội thảo).

TS.Trần Thị Thu Hường, Phó Trưởng Phòng Văn hiến học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Một số khuyến nghị, giải pháp đã được các chuyên gia, nhà nghiên cứu đưa ra tại Hội thảo: Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức trân trọng giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, để đồng bào dân tộc thiểu số có trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa hiện đại; tiến hành khảo sát, thống kê tiềm năng di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của khu vực Công viên địa chất một cách chi tiết và tỉ mỉ, với nhiều phương pháp khác nhau từ bản đồ, số hoá các dữ liệu đến sưu tầm, ghi chép tất cả các di sản văn hoá phi vật thể theo cách kiểm kê mà UNESCO quy định; tiến hành nghiên cứu các di sản văn hoá phi vật thể song song với các nghiên cứu liên quan đến lập Hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu; tạo dựng môi trường sinh hoạt và thực hành di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý, bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị các di tích lịch sử, các di sản văn hóa phi vật thể, tạo thành sản phẩm du lịch văn hóa hấp dẫn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội bền vững; khuyến khích, hỗ trợ các nghệ nhân, chủ thể văn hóa, là những người đang nắm giữ bảo tồn và truyền dạy các giá trị di sản văn hóa; gắn kết chặt chẽ việc phát triển du lịch với bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử và bản sắc văn hóa các dân tộc; kết nối tỉnh Lạng Sơn với các tỉnh bạn như Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên và Bắc Giang trong một chiến lược chung vì sự phát triển khu vực trong đó có Công viên địa chất, nhất là Cao Bằng đã có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO; lập các tour du lịch để quảng bá và khai thác các giá trị vật thể và phi vật thể của Công viên địa chất trong thời gian tới (nghiên cứu, kết hợp giữa những người làm văn hoá và du lịch); kết hợp với các cơ quan trung ương có liên quan, đặc biệt là các tổ chức, doanh nghiệp du lịch và các tập đoàn kinh tế có thế mạnh trong lĩnh vực này.

Ông Vi Quang Trung, Phó Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng phát biểu

Đại biểu đã tập trung thảo luận một số nội dung chính như: giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc trong vùng Công viên địa chất gắn với phát triển du lịch bền vững; tìm hiểu hệ thống di sản Hán Nôm vùng Công viên địa chất Lạng Sơn; khai thác các di sản văn hoá phi vật thể để phát triển kinh tế, xã hội trong Công viên địa chất Lạng Sơn…

 

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Các nội dung thảo luận tại Hội thảo làm tiền đề cơ sở cho việc hoàn thiện nghiên cứu Đề tài “Nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị một số loại hình di sản văn hóa phi vật thể trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn”. Đây cũng là cơ sở khoa học để hoàn thiện hồ sơ đáp ứng một trong những tiêu chí công nhận Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO.

Phạm Hương

Bài liên quan
Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn tổ chức Đoàn công tác đi làm việc với các đối tác tại Hà Nội
18/03/2024

Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn tổ chức Đoàn công tác đi làm việc với các đối tác tại Hà Nội

Tổ chức tập huấn nghiệp vụ trang trí bàn ăn cho các homestay  trên địa bàn huyện Bắc Sơn   
02/03/2023

Tổ chức tập huấn nghiệp vụ trang trí bàn ăn cho các homestay trên địa bàn huyện Bắc Sơn  

Tổ chức Hội thảo tập huấn về di sản địa chất, Công viên địa chất, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO và triển khai hoạt động gắn kết cộng đồng thu gom rác “Vì một xã Vũ Lăng, huyện Bắc Sơn xanh – sạch – đẹp, tiêu biểu trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơ
02/03/2023

Tổ chức Hội thảo tập huấn về di sản địa chất, Công viên địa chất, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO và triển khai hoạt động gắn kết cộng đồng thu gom rác “Vì một xã Vũ Lăng, huyện Bắc Sơn xanh – sạch – đẹp, tiêu biểu trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơ

0.09137 sec| 831.25 kb