Lễ Hội Chùa Tiên

Quỳnh Ngọc 13/11/2023

Lễ Hội Chùa Tiên

1. Tên gọi: Lễ Hội Chùa Tiên

Tên gọi khác: Lễ hội Giếng Tiên

2. Loại hình: Lễ hội truyền thống.

3. Địa điểm: TP. Lạng Sơn

4. Chủ thể văn hoá: Cộng đồng các dân tộc TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

5. Thời Gian: 18 tháng giêng hàng năm

6. Miêu tả về Di sản văn hoá phi vật thể

Lễ hội Chùa Tiên (Lễ hội Giếng Tiên) được tổ chức vào ngày 18 tháng giêng âm lịch hàng năm. Chùa Tiên nằm ở phía Nam TP. Lạng Sơn, nằm ngang lưng chừng núi Đại Tượng (Voi Lớn). Nơi đây có hang động, trong động có chùa, phong cảnh nên thơ, trên sườn núi có giếng tiên nước trong vắt không bao giờ cạn. Cửa chính Chùa Tiên quay về hướng bắc, cửa sau quay sang hướng đông, trong động có cửa thông thiên, có hồ Thu Thủy.

 Chùa Tiên hay còn gọi là Song Tiên tự được thành lập vào thời Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức (1470- 1497) chùa thờ phật, thờ tiên... Chùa Tiên gắn liền với truyền thuyết có Tiên ông ngự trên núi Đại Tượng, vào một năm hạn hán mất mùa đời sống dân khổ cực đã ban nguồn nước trong mát, không bao giờ cạn giúp nhân dân có nước, cấy cày mùa màng được tươi tốt quanh năm.

Lễ hội Chùa Tiên là một trong ba lễ hội lớn nhất ở thành phố Lạng Sơn cùng với Lễ hội Nhị - Tam Thanh, lễ hội Kỳ Cùng - Tả Phủ. Lễ hội chính là dịp tri ân những người có công giúp dân, giúp nước, đồng thời giáo dục truyền thống văn hóa uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Lễ hội được tổ chức mỗi năm 1 lần, thu hút được sự quan tâm và tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong vùng và cả du khách ở các vùng khác.

7. Hiện trạng Di sản văn hoá phi vật thể

Lễ hội được tổ chức định kỳ thường xuyên, một năm 1 lần                                    

8. Các biện pháp bảo vệ và kiến nghị:

Kết hợp hai biện pháp là: bảo tồn tĩnh ( ghi âm; ghi hình; phỏng vấn ghi tài liệu để lưu trữ bảo quản lâu dài ) và bảo tồn động ( cố gắng làm tốt công tác duy trì lễ hội ).

Các cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể thường xuyên nâng cao công tác quản lí cũng như tổ chức lễ hội của đặc biệt là trong công tác tổ chức thực hiện.

 Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, thường xuyên và đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong quản lý lễ hội. Cơ chế và phương thức quản lý phải phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm lễ hội ở địa phương. tổ chức thực hiện đúng mục đích và đạt hiệu quả của lễ hội.

Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục về giá trị lịch sử, văn hoá của lễ hội từ đó có ý thức để nâng cao việc thực hiện pháp luật và tự giác thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động lễ hội để tăng cường sự tham gia một cách chủ động, sáng tạo của đông đảo nhân dân góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống.

 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát các thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy phép tổ chức lễ hội và các quy định báo cáo tổ chức lễ hội. Chấn chỉnh và xử lý kịp thời các hành vi tiêu cực, mê tín dị đoan, tình trạng lộn xộn tại các khu dịch vụ trên địa bàn tổ chức lễ hội. Chú trọng công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau lễ hội.

9. Danh mục tài liệu có liên quan:  Phiếu kiểm kê di sản văn hóa năm 2013 – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn.

 

Chính điện Chùa Tiên (Ảnh: Internet)

Du khách tham dự lễ hội (Ảnh: Internet)

Đấu cờ tướng tại lễ hội (Ảnh: Internet)

 

 

Bài liên quan
Khảo sát, kiến tạo cảnh quan tại một số điểm du lịch trên địa bàn huyện Cao Lộc, Văn Quan
20/07/2024

Khảo sát, kiến tạo cảnh quan tại một số điểm du lịch trên địa bàn huyện Cao Lộc, Văn Quan

Khảo sát, đánh giá tiềm năng hợp tác phát triển du lịch vùng Công viên địa chất Lạng Sơn
19/07/2024

Khảo sát, đánh giá tiềm năng hợp tác phát triển du lịch vùng Công viên địa chất Lạng Sơn

Xúc tiến hợp tác tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch, dịch vụ du lịch vùng Công viên địa chất Lạng Sơn
19/07/2024

Xúc tiến hợp tác tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch, dịch vụ du lịch vùng Công viên địa chất Lạng Sơn

0.05098 sec| 823.422 kb