Họp trực tuyến với Công ty Immersive Imagery by Lindemann và Công ty GHC Consulting & Advisory

Phạm Hương 04/07/2022
Ngày 9 tháng 03 năm 2022, Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn đã phối hợp với Phòng Tài chính-Kế hoạch, Sở Công Thương, Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổ giúp việc tham mưu xây dựng, phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn các huyện: Bắc Sơn, Bình Gia, Chi Lăng, Hữu Lũng, Văn Quan, Công ty TNHH Aforex, Công ty TNHH Thương Mại và Du Lịch Thanh Vũ tổ chức họp trực tuyến với Công ty Immersive Imagery by Lindemann và Công ty GHC Consulting & Advisory.

Tại buổi làm việc, phía tỉnh Lạng Sơn thông tin tóm tắt về Công viên địa chất Lạng Sơn và các dự án liên quan, kế hoạch triển khai hoạt động xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn năm 2022, đề xuất VRTour trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn; tình hình triển khai EVFTA và xuất khẩu của Lạng Sơn, đặc biệt thông tin về thị trường xuất khẩu của sản phẩm vùng Công viên địa chất Lạng Sơn (các huyện: Bắc Sơn, Bình Gia, Chi Lăng, Hữu Lũng, Văn Quan); chuỗi giá trị trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn và mốt số sản phẩm tiềm năng gắn thương hiệu Logo Công viên địa chất Lạng Sơn.

Giới thiệu Công viên địa chất Lạng Sơn đến tối tác nước ngoài

Ông Lindemann Fernandes, Công ty Immersive Imagery by Lindemann giới thiệu về VRTour cho Công viên địa chất Lạng Sơn. VRTour có thể được trình chiếu trên màn hình lớn, trên nhiều thiết bị, website của đơn vị với nhiều ngôn ngữ khác nhau, dễ dàng bổ sung cập nhập thông tin để phục vụ cho các hoạt động quảng bá, tuyên truyền, giáo dục; thông qua VRTour khách hàng có thể trải nghiệm trước các tuyến du lịch, dịch vụ của các nhà hàng, khách sạn 24/7 bằng các đường link riêng của các công ty lữ hành, nhà hàng, khách sạn qua đó làm tăng đến 500% tương tác với khách hàng tiềm năng.

Giới thiệu sản vật vùng Công viên địa chất Lạng Sơn đến tối tác nước ngoài

Bà Anja Latacz, Công ty GHC Consulting & Advisory giới thiệu tóm tắt ý tưởng đề xuất dự án về tiềm năng các sản phẩm giá trị gia tăng từ thảo dược, gia vị do các doanh nghiệp nhỏ trong nước sản xuất và xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu trong khuôn khổ EVFTA. Để gia tăng giá trị kinh tế đa dạng hóa các sản phẩm đặc trưng: hoa hồi, nghệ có thể làm trà, tinh dầu quế, tinh dầu nghệ, bột quế, thảo dược… các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Châu Âu cần phải chú trọng bao bì, chỉ dẫn, hướng dẫn đầy đủ theo tiêu chuẩn của Châu Âu. Đối tác đề xuất phía tỉnh Lạng Sơn xem xét kết nối với Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam, Phòng Công nghiệp và Thượng mại của một số quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, xúc tiến hợp tác, tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo tư vấn về kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sản xuất đối với các sản phẩm trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn.

Chương trình làm việc đã diễn ra thành công tốt đẹp, góp phần giới thiệu, quảng bá Công viên địa chất Lạng Sơn đến các đối tác nước ngoài, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế trong xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn.

Bài liên quan
Khảo sát, kiến tạo cảnh quan tại một số điểm du lịch trên địa bàn huyện Cao Lộc, Văn Quan
20/07/2024

Khảo sát, kiến tạo cảnh quan tại một số điểm du lịch trên địa bàn huyện Cao Lộc, Văn Quan

Khảo sát, đánh giá tiềm năng hợp tác phát triển du lịch vùng Công viên địa chất Lạng Sơn
19/07/2024

Khảo sát, đánh giá tiềm năng hợp tác phát triển du lịch vùng Công viên địa chất Lạng Sơn

Xúc tiến hợp tác tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch, dịch vụ du lịch vùng Công viên địa chất Lạng Sơn
19/07/2024

Xúc tiến hợp tác tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch, dịch vụ du lịch vùng Công viên địa chất Lạng Sơn

0.03417 sec| 798.203 kb