Hành trình của Đoàn chuyên gia mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO tại Công viên địa chất Lạng Sơn

29/07/2024

 

         Đoàn chuyên gia Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO đã đến thẩm định Hồ sơ đề nghị công nhận CVĐC Lạng Sơn là CVĐC toàn cầu UNESCO từ ngày 06/7 đến ngày 10/7/2024. Trong chương trình, Đoàn đã khảo sát 26 điểm  thuộc 04 tuyến du lịch trong vùng CVĐC Lạng Sơn.

Đoàn công tác của tỉnh Lạng Sơn và đại diện Ủy ban UNESCO Việt Nam đón

Kristin Rangnes, Chuyên gia mạng lưới Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO

tại sân bay Nội Bài, Hà Nội

Đoàn công tác của tỉnh Lạng Sơn và đại diện Ủy ban UNESCO Việt Nam đón

Ông Tuncer Demir, Chuyên gia mạng lưới Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO

tại sân bay Nội Bài, Hà Nội

          Đón tiếp đoàn tại Điểm Hang Keng Tao, xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn có đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng CVĐC toàn cầu UNESCO Lạng Sơn; đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo Huyện uỷ và UBND huyện Bắc Sơn; một số chuyên gia về di sản địa chất Việt Nam.

   

Đ/c Dương Xuân Huyên, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh,

Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng CVĐC toàn cầu UNESCO Lạng Sơn và đại biểu

chào đón, chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn chuyên gia

          Trong chương trình chào mừng, làm việc với Đoàn chuyên gia tại Điểm Hang Keng Tao, xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn, đồng chí Dương Xuân Huyên - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh: tỉnh Lạng Sơn vui mừng, vinh dự chào đón đoàn chuyên gia UNESCO đến thẩm định thực địa Hồ sơ đề nghị CVĐC Lạng Sơn là CVĐC Toàn cầu UNESCO. Đồng chí đã giới thiệu vị trí địa lý, tiềm năng, lợi thế về phát triển thương mại, văn hóa, du lịch…của tỉnh Lạng Sơn và tỉnh đã và đang rất tích cực xây dựng, phát triển CVĐC Lạng Sơn. Đồng chí mong muốn, với kinh nghiệm và kiến thức của các chuyên gia trong chuyến thẩm định này sẽ có các khuyến nghị với tỉnh Lạng Sơn trong việc định hướng, phát huy tối đa tiềm năng của CVĐC Lạng Sơn để là CVĐC toàn cầu UNESCO gắn với phát triển du lịch và các cơ hội sinh kế mới, bền vững cho cộng đồng địa phương, góp phần xứng đáng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn cũng như vùng Đông Bắc Việt Nam.

 

Toàn cảnh chương trình chào mừng Đoàn chuyên gia tại Điểm Hang Keng Tao,

xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn

Đ/c Dương Xuân Huyên, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại chương trình

          Tại chương trình, các chuyên gia Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO cho biết sau khi đi thực địa, Đoàn chuyên gia sẽ họp đưa ra đánh giá sát thực, đưa ra những khuyến nghị cho sự phát triển của CVĐC Lạng Sơn. Báo cáo đánh giá của Đoàn là một trong những cơ sở quan trọng để UNESCO xem xét, công nhận CVĐC Lạng Sơn là CVĐC toàn cầu UNESCO.

 

Bà Kristine Ranges, Chuyên gia Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO

phát biểu tại chương trình

          Cùng trong ngày 06/7, Đoàn chuyên gia đã khảo sát thẩm định Điểm 16: Hang Keng Tao (Dòng sông ngầm, xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn); Điểm 19: Trung tâm thông tin CVĐC Lạng Sơn, Điểm 20: Làng ngói âm dương (xã Long Đống, huyện Bắc Sơn); Điểm 21: Làng văn hóa Tày (xã Bắc Quỳnh, huyện Bắc Sơn).

 

Đoàn chuyên gia khảo sát thẩm định Điểm 16: Hang Keng Tao

(Dòng sông ngầm, xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn)

 

Đoàn chuyên gia khảo sát thẩm định Điểm 20: Làng ngói âm dương

(xã Long Đống, huyện Bắc Sơn)

 

          Buổi tối, Đoàn chuyên gia đã nghỉ tại Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn. Tại đây, Đoàn chuyên gia được trải nghiệm các văn hóa, thưởng thức các ẩm thực và xem các văn nghệ đặc sắc, mang đậm bản sắc vùng CVĐC Lạng Sơn.

          Ngày 07/7, Đoàn chuyên gia thẩm định Điểm 15: Hang Thẩm Khuyên (Dấu tích người tiền sử cổ nhất ở Việt Nam, xã Tân Văn, huyện Bình Gia); Điểm 4: Thung lũng thần tiên Đồng Lâm, Điểm 3: Homesaty Sơn Thủy (xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng); Điểm 2: Đại dương cổ yên bình (xã Yên Thịnh, huyện Hữu Lũng); Điểm 1: Đền Bắc Lệ (xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng); Điểm 6: Ải Chi Lăng, Nhà trưng bày Chiến thắng Chi Lăng (huyện Chi Lăng); Điểm 8: Điểm dừng nghỉ Hoa Hồi (xã Nhân Lý, huyện Chi Lăng). Tại Điểm 8 các Chuyên gia không chỉ được xem hoạt động kinh doanh sản phẩm hồi mà còn được xem hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ dân tộc đặc sắc của địa phương.

 

Đoàn Chuyên gia khảo sát Điểm 4: Thung lũng thần tiên Đồng Lâm

(xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng)

 

Đoàn chuyên gia khảo sát Điểm 1: Đền Bắc Lệ (xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng)

và chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu

 

Đoàn chuyên gia khảo sát Điểm 8: Điểm dừng nghỉ Hoa Hồi (xã Nhân Lý, huyện Chi Lăng)

và chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu

          Ngày 08/7, theo chương trình thẩm định Đoàn chuyên gia đã đến Điểm 10: Đền Mẫu Đồng Đăng (Thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc); Điểm 11: Cầu Khánh Khê (xã Bình Trung, huyện Cao Lộc); Điểm 12: Bãi đá nhảy, Điểm 13: Vị thuốc chữa lành (Đỉnh đèo Lùng Pa, xã Điềm He, huyện Văn Quan). Điểm 14: Rừng Hồi Xứ Lạng (xã An Sơn, huyện Văn Quan); Điểm 24: Làng nghề Cao Khô Vạn Linh ( Xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng); Điểm 28: Thế giới Cúc đá (xã Bắc Thủy, huyện Chi Lăng); Điểm 27: Hang Gió (xã Mai Sao, huyện Chi Lăng).

 

Đoàn chuyên gia khảo sát Điểm 10: Đền Mẫu Đồng Đăng

(Thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc) và chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu

 

Đoàn chuyên gia khảo sát Điểm 12: Bãi đá nhảy

(Đỉnh đèo Lùng Pa, xã Điềm He, huyện Văn Quan)

 

Đoàn chuyên gia khảo sát và trải nghiệm làm cao khô tại Điểm 24: Làng nghề Cao Khô Vạn Linh ( Xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng) và

chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu

          Ngày 09/7, Đoàn chuyên gia đến thẩm định khảo sát Điểm 29: Chùa Tam Thanh (TP Lạng Sơn). Các chuyên gia đã tham qua Chùa và Trung tâm thông tin, xem trình diễn hát then đàn tính. Điểm 30: Chùa Bắc Nga (xã Gia Cát, huyện Cao Lộc); Điểm 35: Thế giới đầm hồ Na Dương (Trũng Na Dương, huyện Lộc Bình); Điểm 34: Thác Bản Khiếng (xã Mẫu Sơn-xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình); Điểm 36: Di chỉ khảo cổ Mai Pha (TP Lạng Sơn).

 

Đoàn chuyên gia khảo sát sát Điểm 29: Chùa Tam Thanh (TP Lạng Sơn)

 

Đoàn chuyên gia khảo sát Điểm 35: Thế giới đầm hồ Na Dương

(Trũng Na Dương, huyện Lộc Bình)

Đoàn chuyên gia khảo sát Điểm 36: Di chỉ khảo cổ Mai Pha (TP Lạng Sơn)

và chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu

          Mỗi một điểm của CVĐC là một câu chuyện độc đáo phát triển bền vững CVĐC Lạng Sơn, là một bước đột phá trong chiến lược phát triển của tỉnh Lạng Sơn. CVĐC Lạng Sơn được công nhận là CVĐC Toàn cầu UNESCO càng tăng thêm cơ sở để bảo tồn và phát huy tổng thể các giá trị di sản về địa chất, văn hóa, lịch sử, khảo cổ,...đa dạng sinh học cũng như các danh lam thắng cảnh đặc sắc của tỉnh góp phần phát triển du lịch, tạo cơ hội sinh thế mới cho cộng đồng địa phương. Góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn và Việt Nam.

          Chuyến thẩm định của chuyên gia mạng lưới CVĐC Toàn cầu UNESCO đã thành công tốt đẹp, hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra. Kết quả của thẩm định là tiền đề cơ sở quan trọng để UNESCO xem xét công nhận CVĐC Lạng Sơn là CVĐC toàn cầu UNESCO.

          Sau 04 ngày làm việc (từ ngày 6/7 đến 9/7/2024), Đoàn chuyên gia đã thực hiện thẩm định, đánh giá 26/38 điểm của 4 tuyến du lịch vùng CVĐC Lạng Sơn tại các huyện: Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc, Lộc Bình và thành phố Lạng Sơn. Tại mỗi điểm đến, các chuyên gia đã được trải nghiệm văn hóa bản địa đặc sắc của mỗi địa bàn trong vùng CVĐC, lắng nghe người dân giới thiệu về giá trị cốt lõi văn hóa truyền thống, tập quán sinh hoạt, hướng dẫn tham quan trải nghiệm để có những thẩm định, đánh giá bước đầu về các giá trị di sản. Sáng 10/7, Đoàn chuyên gia làm việc với Lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn và các cơ quan, đơn vị liên quan.

 

Đ/c Dương Xuân Huyên, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại chương trình làm việc

          Tại buổi làm việc, TS. Kristin Rangnes cảm ơn lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn, UBND các huyện, thành phố, Ban Quản lý CVĐC Lạng Sơn, cộng đồng nhân dân địa phương đã hỗ trợ nhiệt tình Đoàn chuyên gia thực hiện nhiệm vụ khảo sát thực địa.

 

TS. Kristin Rangnes, chuyên gia Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO

phát biểu tại chương trình làm việc

          Đoàn chuyên gia Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO đánh giá cao sự chuẩn bị của các cấp, các ngành và đặc biệt Ban Quản lý CVĐC Lạng Sơn và sự cam kết của lãnh đạo tỉnh, UBND các huyện và thành phố cũng như sự tham gia tích cực của người dân trên địa bàn tỉnh.

 

GS.TS. Tuncer Demir, chuyên gia Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO

phát biểu tại chương trình làm việc

          Đoàn Chuyên gia đã có những ý kiến đóng góp, khuyến nghị với tỉnh Lạng Sơn trong công tác xây dựng, phát triển CVĐC Lạng Sơn sau chuyến thẩm định, đánh giá vừa qua. Các ý kiến khuyến nghị, đóng góp và chia sẻ kinh nghiệm của các chuyên gia rất tâm huyết, trách nhiệm, vừa có tính gợi mở và vừa cụ thể, sát với thực tiễn tình hình của CVĐC Lạng Sơn, là cơ sở quan trọng để tỉnh Lạng Sơn tiếp tục hoàn thiện mặt hạn chế, đồng thời phát huy mặt tích cực để xây dựng và phát triển CVĐC Lạng Sơn trong thời gian tới đảm bảo các điều kiện, tiêu chí của CVĐC toàn cầu của UNESCO.

 

Lãnh đạo tỉnh, một số Sở, ngành, huyện, thành phố chụp ảnh lưu niệm với

Đoàn chuyên gia Mạng lưới CVĐC toàn cầu UNESCO

 Video Clip về hành trình Đoàn chuyên gia

https://www.youtube.com/watch?v=ssyAPMm8ck4&t=4s;

 Album nh ca TS. Kristin Rangnes:

https://drive.google.com/file/d/1W60gl1ekNJx7nn0gRJB-rb4QtLxjyrRG/view?usp=sharing

 Album nh ca GS. TS. Tuncer Demir:

https://drive.google.com/file/d/1W81LW1bx7Jzvp0WCBWEfiJ1DCmhldq16/view?usp=sharing

                                                                                    Ban Quản lý CVĐC Lạng Sơn

 

Bài liên quan
Công viên địa chất Lạng Sơn được Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu đánh giá, biểu quyết công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO
08/09/2024

Công viên địa chất Lạng Sơn được Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu đánh giá, biểu quyết công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn làm việc trực tuyến với  các Công viên địa chất Khu vực Châu Á Thái Bình Dương
26/08/2024

Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn làm việc trực tuyến với các Công viên địa chất Khu vực Châu Á Thái Bình Dương

Khảo sát, nghiên cứu phương án thiết kế phối cảnh, cải tạo, nâng cấp  một số Điểm trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn
12/08/2024

Khảo sát, nghiên cứu phương án thiết kế phối cảnh, cải tạo, nâng cấp một số Điểm trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn

0.26459 sec| 940.766 kb