Công viên địa chất toàn cầu UNESCO CHABLAIS

Phạm Hương 28/12/2022

 

Công viên được UNESCO công nhận năm 2012 với diện tích gần 900 km2, trải rộng trên 62 công xã với hơn 150.000 cư dân và tạo thành một lãnh thổ gắn kết từ quan điểm địa lý, địa chất và hành chính. Nằm ở vùng Haute-Savoie, Pháp, trên biên giới với Thụy Sĩ, kéo dài từ rìa phía nam của Hồ Geneva đến phía bắc núi Mont-Blanc. Một thành phần quan trọng của lưu vực thủy văn hồ Geneva (Thụy Sĩ).

Giáo dục và phát triển bền vững: Nhiều chủ đề học tập và nghiên cứu với nhiều đối tượng: học sinh ở mọi lứa tuổi (3 đến 19 tuổi), sinh viên đại học và công chúng. Dựa vào chương trình giảng dạy ở trường, hàng năm, trung tâm “sư phạm” cung cấp một danh mục các chuyến dã ngoại (cả ngày hoặc nửa ngày) và những chuyến đi dài ngày. Phát triển bền vững thông qua du lịch địa chất. Di sản địa chất: 02 chủ đề để khám phá: lịch sử hình thành dãy Alpes, các đợt băng hà trong kỷ Đệ tứ. Di sản thiên nhiên: Khu dự trữ đa dạng sinh học, Dấu vết trực tiếp về sự hiện diện của người ở Chablais 12.000 năm trước. Di sản nhân loại ở trung tâm của Chablais, 03 loại phô mai được Appellation d’Origine Protégée(AOP), 04 loại vang AOP: Crépy, Marignan, Marin và Ripaille, 720 km băng qua dãy núi Alpes của Pháp từ bắc xuống nam qua 17 đèo núi, 06 trong số đó cao hơn 2.000 mét, từ Thonon-les-Bains (trên Hồ Geneva) tới Nice.

Các hoạt động của CVĐC toàn cầu UNESCO CHABLAIS: “Công viên địa chất trên hết không phải là vấn đề của các chuyên gia. Bằng cách thúc đẩy việc bảo tồn và nâng cao các điểm địa chất, nó sẽ góp phần vào sự phát triển kinh tế và du lịch của Chablais. Đó là một công cụ thực sự cho sự phát triển bền vững” ông Jean-Pierre FILLION, Chủ tịch của SIAC, Cơ quan quy hoạch liên công xã du Chablais, chịu trách nhiệm quản lý và phát triển Công viên địa chất Chablais.

Giáo dục và đào tạo: Danh mục các tài liệu sư phạm cho giáo viên tiểu học và THCS; kêu gọi các dự án giáo dục cho học sinh tiểu học và THPT trên những chủ đề cụ thể, với sự hỗ trợ của các hướng dẫn viên của CVĐC; nhiều dự án ERASMUS+ với sinh viên Italia và Phần Lan.

Những ống khói cổ tích

Nghiên cứu và bảo tồn: một hội đồng khoa học độc lập và tình nguyện; các hội thảo nâng cao nhận thức cho phép Công viên địa chất đóng vai trò là cầu nối giữa công chúng và những tiến bộ khoa học của vùng; Giải thưởng luận án tiến sĩ để xác định các nghiên cứu liên quan đến Chablais trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau.

Mạng lưới và hợp tác: Được đại diện trong các ủy ban mạng lưới Công viên địa chất khác nhau: tham gia vào các tổ chức quốc gia, châu Âu và toàn cầu, để chia sẻ các hành động và kỹ năng của mình để góp phần quảng bá nhãn hiệu.Đón các phái đoàn từ các Công viên địa chất trên khắp thế giới và các sinh viên trong khuôn khổ chương trình ERASMUS+. Du lịch: Tuần lễ Công viên địa chất: tháng 5 đến tháng 6 hàng năm “Hành trình đến vùng đất (gần như) đã biết”; Lễ hội khoa học; các tour có hướng dẫn theo chủ đề. Du lịch địa chất tại CVĐV toàn cầu UNESCO CHABLAIS: Du lịch thiên nhiên trong đó khách dulịch sẽ tìm hiểu các đặc điểm địa chất của các địa điểm đến thăm. Du lịch có liên quan đến việc khám phá Trái đất.

Phạm Hương

 

Bài liên quan
Công viên địa chất Lạng Sơn - Viên ngọc quý của vùng Đông Bắc Việt Nam đang đang toả sáng, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế
12/12/2024

Công viên địa chất Lạng Sơn - Viên ngọc quý của vùng Đông Bắc Việt Nam đang đang toả sáng, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế

Bước đầu hợp tác với Công ty Viet Nam Expeditions và Chuyên gia Hiệp hội hang động quốc gia Hoa Kỳ khảo sát, đánh giá tiềm năng khai thác du lịch thám hiểm hang động vùng Công viên địa chất Lạng Sơn
08/12/2024

Bước đầu hợp tác với Công ty Viet Nam Expeditions và Chuyên gia Hiệp hội hang động quốc gia Hoa Kỳ khảo sát, đánh giá tiềm năng khai thác du lịch thám hiểm hang động vùng Công viên địa chất Lạng Sơn

Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn tăng cường hợp tác xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn
07/11/2024

Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn tăng cường hợp tác xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn

0.05805 sec| 807.906 kb