DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ VÙNG CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT LẠNG SƠN
Công viên địa chất Lạng Sơn được thành lập trên phạm vi hành chính của 05 huyện: Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Chi Lăng, Hữu Lũng với tổng diện tích 3.845,8 km2, dân số 375.656 người chiếm khoảng 46,3% diện tích và 48,1% dân số toàn tỉnh. CVĐC Lạng Sơn là nơi có thiên nhiên hùng vĩ và văn hóa đa sắc màu, đặc biệt có nhiều giá trị văn hoá phi vật thể.
Lễ hội Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn
Lễ hội được tổ chức vào dịp đầu năm mỗi khi tết đến xuân về vào dịp nông nhàn là một nét văn hóa cổ truyền đặc trưng. Các lễ hội truyền thống trong vùng CVĐC được tổ chức với mục đích chính là tưởng nhớ công lao của những người có công với làng xã và lễ hội Lồng Tồng hay còn gọi là hội cầu mùa với mục đích cầu xin thần nông và các thần linh phù hộ cho dân bản đươc một vụ mùa tốt tươi.
Múa sư tử mèo huyện Bình Gia
Các hoạt động trong phần nghi lễ của lễ hội thể hiện rõ nét phong tục, tập quán, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc trong vùng CVĐC Lạng Sơn, phần hội với nhiều trò chơi truyền thống: Kéo co, đẩy gậy, tung còn, múa sư tử, hát Sli…
Vùng CVĐC là nơi còn lưu giữ được nhiều làn điệu dân ca, dân vũ truyền thống và lưu giữ được nhiều các câu chuyện truyền thuyết, cổ tích: Truyện Thạch Sanh; Sự tích Thạch Sùng, Vua Nghiêu Vua Thuấn, Lưu Bình - Dương Lễ, Công Trân - Cô tử (Tống Trân - Ngọc Hoa), Lượn Sơn Bá - Anh Đài...: đó là các làn điệu Dân ca: có hát then, lượn, quan làng, ví, phong slư, sli, cò lẩu, …của người Tày Nùng; người Dao có hát páo dung; người Mông có hát đối đáp (Hu nhạu) và hát tự sự (hát ống); người Sán Chay (nhóm Sán Chỉ) có xắng cọ; người Cao Lan có hát Sình Ca…). Trong đó hát then đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Hát Sli bên lề ngày hội na Chi Lăng
Trải qua hàng trăm năm sinh sống, lao động đồng bào các dân tộc nơi đây đã xây dựng được một kho tàng kiến thức đồ sộ về: tri thức về thiên nhiên, đời sống con người, lao động sản xuất, y, dược học cổ truyền, các món ăn đậm đà bản sắc dân tộc, vẻ đẹp của sắc chàm trong trang phục truyền thống của đồng bào các chàng trai cô gái dân tộc Tày, Nùng cùng những điệu then, sli, lượn…vào những dịp lễ hội đầu năm tạo nên một nét văn hóa đặc trưng riêng biệt.
Đồng bào các dân tộc trong vùng CVĐC vẫn còn lưu giữ được nhiều các phong tục, tập quán cổ truyền: Lễ cấp sắc người Dao, Lễ mừng sinh nhật, Tết Thanh Minh 3/3, Ngày 5/5 âm lịch ăn tết Đoan ngọ của người Tày, Ngày 6/6 âm lịch là lễ cơm mới với ý nghĩa mong được vụ mùa tốt tươi, xua đuổi dịch bệnh, Ngày 14/7 âm lịch mang ý nghĩa xá tội vong nhân, cúng lễ cho các vong hồn oan khuất, không có nơi nương tựa.
Lễ cấp sắc của người dao
Các làng nghề thủ công truyền thống là một trong những nét đặc sắc của trong vùng CVĐC Lạng Sơn với đôi bàn tay khéo léo các nghệ nhân đã tạo ra những sản phẩm đặc trưng, riêng biệt chất chứa đầy ắp tinh thần, tình cảm và tấm lòng của đồng bào dân tộc tộc nơi đây.
Trong những năm qua xác định công tác bảo tồn văn hóa phi vật thể là một trong những nhiệm vụ trọng tâm Sở VHTT&DL đã phối hợp với UBND các huyện tiến hành công tác kiểm kê 07 loại hình di sản văn hóa phi vật thể, thực hiện đề án bảo tồn trang phục truyển thống các dân tộc thiểu số trên địa bản tỉnh Lạng Sơn