Tour du lịch “Giáo dục ngoài trời" - Hướng đi mới bền vững cho Du lịch Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn
Thời gian qua, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn tích cực kết nối, làm việc với Công ty lữ hành, nhà đầu tư lĩnh vực du lịch nhằm xúc tiến đầu tư, phát triển các tour du lịch Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn (trong đó Trung tâm đang nghiên cứu Tour du lịch “Giáo dục ngoài trời". Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn tham khảo 05 dự án giáo dục ngoài trời nổi tiếng trên thế giới (Dự án Zen Quest Adventures, Dự án Eden; Dự án CAT; Dự án Green School – Trường học xanh; Dự án Panyaden). Một số thông tin tham khảo như sau:
Đối với hoạt động giáo dục ngoài trời: Tổ chức tour dựa trên chương trình giảng dạy và nghiên cứu thực địa; nghiên cứu về các dòng sông; nghiên cứu ven biển; nghiên cứu khoa học môi trường; thực hành lãnh đạo phục vụ; chương trình trải nghiệm cho các trường đại học; một tuần không có những bức tường bao quanh (một tuần mà học sinh có thể tham gia vào các hoạt động bên ngoài lớp học như học tập dịch vụ, đi bộ đường dài, leo núi, chèo thuyền, cắm trại,...); khu cắm trại như một giảng đường thu nhỏ; đào tạo về an toàn; giáo dục về giải quyết các vấn đề toàn cầu; chương trình dành cho các trường học (trao quyền cho trường học vươn ra ngoài phạm vi lớp học); chương trình phát triển bản thân; phát triển thanh thiếu niên; học ngôn ngữ.
Đối với lĩnh vực môi trường và tính bền vững: hình thành các tuyến đường đã được thiết lập trong thung lũng; các kiểu leo núi bao gồm thể thao, nhiều chặng và một số tuyến đường truyền thống); Vòng tay sinh tồn (kỹ năng thay thế dây giày bị đứt, xây dựng nơi trú ẩn tạm thời, cung và tên sinh tồn, cách tạo ra lửa, may vá - kéo sợi nylon chắc chắn ra và sửa bất cứ thứ gì từ chiếc ba lô hỏng đến chiếc tất thủng lỗ, cách làm chỉ nha khoa, làm bè bằng dây dù).
Đối với doanh nghiệp: Tổ chức các tour du lịch nghỉ ngơi cho các doanh nghiệp, xây dựng đội nhóm, sự kiện theo chủ đề, phù hợp với nhóm lớn và nhỏ, ngân sách lớn và nhỏ (các cuộc họp ăn tối nhỏ và các bữa tiệc đến các cuộc phiêu lưu kéo dài nhiều ngày), các hoạt động theo chủ đề như: nhiệm vụ công nghệ; một chuyến phiêu lưu thú vị và đáng nhớ; phát triển kỹ năng quản lý (đào tạo để thành công bằng cách sử dụng hoạt động phát triển ngoài trời), định hướng, xây dựng nhóm và hợp tác tạo trò chơi “Ai sẽ ăn táo?”; tổ chức các khóa đào tạo phát triển nhóm - Doanh nghiệp, Đại học và Thanh niên (đào tạo thám hiểm - Nhiều chuyến thám hiểm yêu cầu một số khóa đào tạo tiên quyết và Dương Sóc là nơi để học mọi loại kỹ năng ngoài trời trong một môi trường an toàn và thoải mái như leo núi, điều hướng tàu, thuyền, chèo thuyền kayak, đạp xe leo núi).
Ngày 2/6 vừa qua, tại trụ sở của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở Thủ đô Paris, Cộng hòa Pháp, Công viên địa chất Lạng Sơn đã chính thức được trao bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.
Danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO - Danh hiệu uy tín quốc tế trao cho Công viên địa chất Lạng Sơn trở thành động lực để tỉnh Lạng Sơn xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch địa chất tầm cỡ quốc tế, độc đáo, khác biệt, có sức cạnh tranh.
Định vị sản phẩm du lịch cốt lõi vùng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là sản phẩm du lịch địa chất (Con đường mòn địa chất, Bảo tàng thiên nhiên ở Điểm Thế giới đầm hồ Na Dương), du lịch mạo hiểm (thám hiểm hang động, hố sụt, Via Ferrata, vượt thác, trekking, zipline, chèo SUP, Kayak) và xác định sản phẩm du lịch vệ tinh là 38 điểm trên 4 tuyến du lịch CVĐC, Làng du lịch, Làng văn hoá du lịch trong vùng CVĐC Toàn cầu Lạng Sơn. Du lịch địa chất
Với sản phẩm du lịch cốt lõi được định vị như trên, xác định đối tượng khách tiềm năng là khách trong nước (cho các sản phẩm con đường mòn địa chất, Bảo tàng thiên nhiên ở Điểm Thế giới đầm hồ Na Dương & các điểm trên 04 tuyến du lịch CVĐC), khách quốc tế (cho du lịch mạo hiểm: thám hiểm hang động, hố sụt).
Tour du lịch “Giáo dục ngoài trời" - Hướng đi mới bền vững cho Du lịch Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn.
Phạm Hương, Phòng Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn (Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn) tổng hợp