Thôn Lân Nóng (xã Yên Sơn, huyện Hữu Lũng), tưởng nóng mà không "Nóng" - Ngôi làng tiềm năng đạt được “Net Zero" vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn
Hành động chống biến đổi khí hậu cho Ngôi làng tiềm năng đạt được “Net Zero" vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn
Net Zero là gì?
Net Zero (phát thải ròng bằng 0) là trạng thái mà tổng lượng khí thải nhà kính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh là 0. Net Zero là trạng thái mà tổng lượng khí thải nhà kính bao gồm Carbon Dioxide (CO2), Methane (CH4), Nitrous oxide (N2O), Hydrofluorocarbons (HFCs) bằng 0. Khái niệm này được đề cập lần đầu trong Báo cáo đánh giá thứ 5 của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) và thỏa thuận Paris năm 2015. Kể từ đó, ngày càng nhiều quốc gia, thành phố, tập đoàn và nhà đầu tư đặt mục tiêu đạt được phát thải ròng bằng 0.
Thôn Lân Nóng, xã Yên Sơn, huyện Hữu Lũng có tiềm năng trở thành Ngôi làng “Net Zero" tiêu biểu trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn (có 13 hộ, trong đó 10 hộ đang sống trong nhà sàn truyền thống; 3 hộ nhà đất bằng gỗ), tộc người: Tày, Nùng, rất thân thiện, mến khách, cởi mở, sản phẩm nông nghiệp: lạc, ngô, món gà vàng ngon “nhức nách", có hang (nhỏ), suối chảy từ trong hang, có cá một mắt, không gian làng: sạch sẽ, nhiều cây xanh, hàng rào của các gia đình làm bằng gỗ hoặc cây xanh, con đường trong làng nối ra cánh đồng có thể đạp xe đạp, có rừng vầu, nếu trekking từ phía trung tâm xã Yên Sơn có đi qua sườn núi xanh mướt với những cây na trữu quả, thung lũng cảnh quan ngoạn mục, có núi đôi, đi qua “nghĩa địa hoá thạch cổ sinh".
Một số ý tưởng phát triển hành động chống biến đổi khí hậu (quản lý chất thải, sử dụng thay thế chai nhựa, trồng cây, hoa v.v.) cho Thôn Lân Nóng:
Tập huấn, nâng cao nhận thức của người dân về việc giữ gìn ngôi nhà sàn truyền thống, dọn đẹp vệ sinh không gian nhà sàn, vườn, đường thôn sạch sẽ.
Thiết kế quy hoạch kiến trúc cảnh quan đảm bảo các công trình công cộng thân thiện với môi trường, không bê tông hoá (xây dựng không tác động môi trường bằng việc sử dụng công trình lắp ghép, vật liệu bằng tre là tiêu chí quan trọng xuyên suốt quá trình xây dựng làng).
Ảnh: Sưu tầm
Các hoạt động từ quy hoạch đến vận hành đều giữ nguyên tắc hạn chế phát thải, đưa ra giải pháp thay thế quản lý chất thải, sử dụng thay thế đồ dùng/chai nhựa
Sản xuất lạc, ngô theo tiêu chí thân thiện với môi trường và có trách nhiệm với người tiêu dùng; từng bước hình thành thương hiệu, bao bì cho sản phẩm lạc, ngô, hướng tới gắn Logo Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn; tạo ra những món ăn độc đáo từ lạc và ngô
Thu hút nguồn tài trợ cho 13 hộ dân lắp đặt pin năng lượng mặt trời
Ảnh: Sưu tầm
Hình thành các đường mòn hiking, đạp xe, xe điện, đi bộ quanh làng, thả diều
Ảnh: Sưu tầm
Ảnh: Sưu tầm
Câu chuyện truyền cảm hứng từ gìa làng kể chuyện về Ngôi làng “Net Zero".
Trồng hàng rào hoa giấy, hoa tầm xuân, hoa tường vi,…
Mỗi người khác từ bên ngoài đến thăm ngôi làng trồng một cây xanh trước khi rời đi,…
Phạm Hương, Phòng Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn