Ngôi làng “Net Zero" tiềm năng vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn

Phạm Hương 12/06/2025

Net Zero là gì?

Net Zero (phát thải ròng bằng 0) là trạng thái mà tổng lượng khí thải nhà kính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh là 0. Net Zero là trạng thái mà tổng lượng khí thải nhà kính bao gồm Carbon Dioxide (CO2), Methane (CH4), Nitrous oxide (N2O), Hydrofluorocarbons (HFCs) bằng 0. Khái niệm này được đề cập lần đầu trong Báo cáo đánh giá thứ 5 của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) và thỏa thuận Paris năm 2015. Kể từ đó, ngày càng nhiều quốc gia, thành phố, tập đoàn và nhà đầu tư đặt mục tiêu đạt được phát thải ròng bằng 0.

Ban Thường vụ tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Nghị quyết số 223-NQ/TU ngày 30/5/2025 về bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn giai đoạn 2025 - 2030, định hướng đến năm 2035.

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn có tổng diện tích khoảng 4.842,58 km2, dân số khoảng 627.500 người, tương đương chiếm khoảng 58% diện tích và 78% dân số toàn tỉnh. Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn chứa đựng nhiều giá trị di sản văn hóa đặc trưng tiêu biểu về địa chất và tiến hóa của sự sống, có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, lưu giữ nhiều giá trị đa dạng sinh học, truyền thống văn hóa lâu đời của cộng đồng cư dân bản địa. Đây là những điều kiện cơ bản đáp ứng các tiêu chí của UNESCO về Công viên địa chất toàn cầuNgày 17/4/2025, Công viên địa chất Lạng Sơn được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.

Một trong những Mục tiêu đến năm 2030: Xây dựng thí điểm ít nhất 10 , phường kiểu mẫu trong bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn.

Xây dựng bộ tiêu chí và thí điểm những mô hình xã, phường, thôn… kiểu mẫu có cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, toàn diện trong bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn hoặc theo từng chuyên đề như bảo vệ môi trường, cải tạo, chỉnh trang cảnh quan, bảo tồn, phát huy giá trị hang động, giá trị văn hóa phi vật thể, công tác tuyên truyền, công tác quản lý Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn. Tăng cường hoạt động giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các địa phương trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn.

Xét đến các ưu tiên và nhiệm vụ của UNESCO, các thành viên của Hội đồng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO đã khuyến nghị tất cả các Công viên địa chất tiềm năng và Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO như sau: Các Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO cần tích hợp và tăng cường đóng góp vào các mục tiêu toàn cầu, chẳng hạn như Mục tiêu Phát triển Bền vững 2030, Hiệp định Khí hậu Paris và Kế hoạch Hành động Sendai về Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai trong tất cả các hoạt động của mình.

Du lịch bền vững tiến tới du lịch Net Zero không còn là xu hướng, nó đã trở thành một nhu cầu hiện hữu. Theo khảo sát của Booking.com (năm 2023), chỉ riêng Việt Nam đã có 97% du khách muốn tham gia vào các điểm đến du lịch bền vững.

Thôn Lân Nóng, xã Yên Sơn, huyện Hữu Lũng có tiềm năng trở thành Ngôi làng “Net Zero" tiêu biểu trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn (có 13 hộ, trong đó 10 hộ đang sống trong nhà sàn truyền thống; 3 hộ nhà đất bằng gỗ), tộc người: Tày, Nùng, rất thân thiện, mến khách, cởi mở, sản phẩm nông nghiệp: lạc, ngô, món gà vàng ngon “nhức nách", có hang (nhỏ), suối chảy từ trong hang, có cá một mắt, không gian làng: sạch sẽ, nhiều cây xanh, con đường trong làng nối ra cánh đồng có thể đạp xe đạp, có rừng vầu, nếu trekking từ phía trung tâm xã Yên Sơn có đi qua sườn núi xanh mướt với những cây na trữu quả, thung lũng cảnh quan ngoạn mục, có núi đôi, đi qua “nghĩa địa hoá thạch cổ sinh".

 

Một số hành động, hoạt động có thể nghiên cứu, tham khảo, áp dụng cho Thôn Lân Nóng:

Thiết kế quy hoạch kiến trúc cảnh quan đảm bảo các công trình công cộng thân thiện với môi trường, không bê tông hoá; tết kiệm không gian thiên nhiên môi trường; Bối cảnh văn hóa, công trình văn hoá đặc sắc sẵn có; người dân và du khách tận hưởng sự thư giãn và sảng khoái ngay trong vòng tay mẹ thiên nhiên.Khôi phục hệ sinh thái, tối đa hoá hệ thống hạ tầng xanh, xây dựng không tác động môi trường bằng việc sử dụng công trình lắp ghép là tiêu chí quan trọng xuyên suốt quá trình xây dựng làng

Hình thành các đường mòn hiking, đạp xe, thả diều, thu hoạch nông sản, câu chuyện kể cho ngôi làng...

Tổ chức các hoạt động nông nghiệp gắn kết với người nông dân, cho phép du khách trải nghiệm cuộc sống nông thôn.

Các hoạt động từ quy hoạch đến vận hành đều giữ nguyên tắc hạn chế phát thải. Xe điện, xe đạp, tre là phương tiện di chuyển chính trong làng.

Trồng hàng rào hoa giấy, hoa tầm xuân,…

 

 

Phạm Hương, Phòng Quản lý Công viêđịa cht Lạng Sơn, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tnh Lng Sơn

 

 

Bài liên quan
Đối tác có nhiều đóng góp tích cực cho Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn
09/07/2025

Đối tác có nhiều đóng góp tích cực cho Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn

Hành trình khám phá Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn “Dòng chảy sự sống nơi miền đất thiêng
08/07/2025

Hành trình khám phá Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn “Dòng chảy sự sống nơi miền đất thiêng"

Khởi động bước chuyển mình của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn qua hoạt động ký kết với 30 Đối tác chiến lược, 01 Bản ghi nhớ hợp tác về hang động trong khuôn khổ Lễ đón nhận Danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn
30/06/2025

Khởi động bước chuyển mình của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn qua hoạt động ký kết với 30 Đối tác chiến lược, 01 Bản ghi nhớ hợp tác về hang động trong khuôn khổ Lễ đón nhận Danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn

0.03931 sec| 844.375 kb