Hội đồng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO đưa ra những khuyến nghị để nâng cao chất lượng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn

Phạm Hương 27/04/2025

Ngày 17/4/2025, tại phiên họp lần thứ 221 của UNESCO diễn ra tại Paris, Pháp, UNESCO đã chính thức công nhận Công viên địa chất (CVĐC) Lạng Sơn là Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO và công bố Danh sách 16 CVĐC toàn cầu mới, trong đó có CVĐC Lạng Sơn, đưa tổng số CVĐC Toàn cầu UNESCO trong mạng lưới CVĐC Toàn cầu của UNESCO lên 229 tại 50 quốc gia (link: https://www.unesco.org/en/articles/unesco-names-16-new-global-geoparks).  Ngay sau đó, ông Kristof VandenbergheThư ký Chương trình Khoa học Trái đất và CVĐCTrưởng Bộ phận Khoa học Trái đất và CVĐC gửi Bng chng nhn CVĐC toàn cu UNESCO Lng Sơn và Thư cho tỉnh Lạng Sơn. Thông tin cụ thể như sau: 

CVĐC Lạng Sơn đã được công nhận là CVĐC Toàn cầu UNESCO với thời gian công nhận là 4 năm, từ ngày 17 tháng 4 năm 2025 đến ngày 16 tháng 4 năm 2029. Đợt tái thẩm định lần 1 sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2028, điều này có nghĩa tnh đệ trình tóm tắt báo cáo tiến độ (khong 01 trang) vào cuối tháng 7 năm 2027 và báo cáo tiến độ cùng với các biểu mẫu kèm theo vào cuối tháng 01 năm 2028

CVĐC Toàn cầu UNESCO Lng Sơn đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một CVĐC Toàn cầu UNESCO. Tuy nhiên, Hội đồng CVĐC Toàn cầu UNESCO đưa ra những khuyến nghị để nâng cao chất lượng của CVĐC Toàn cầu UNESCO như sau:

Ý nghĩa quốc tế: Ý nghĩa quốc tế của di sản địa chất cần được thể hiện rõ nét hơn.

Bảo tồn địa chất: Có những khu vực cần được bảo vệ tốt hơn, đặc biệt là đối với các nguy cơ phá hoại và xâm hại của con người. Một số khu vực đã bị suy thoái tự nhiên và đã bị hao mòn khá nhiều nhưng vẫn có giá trị về mặt di sản. Các biện pháp bảo vệ cần được tăng cường tại các khu vực sau:

ĐiThế giới đầm hồ Na Dương (thị trn Na Dương, huyn Lc Bình) – Cửa sổ Thời kỳ Eocen: Việc bảo tồn một khu rừng Eocen với các hóa thạch động thực vật được bảo tồn tốt trong môi trường khai thác mỏ sẽ vẫn là một thử thách. Cần triển khai thỏa thuận hợp tác với Công ty khai thác mỏ và đảm bảo rằng các phát hiện mới có thể được bảo vệ trong thực tế. Cần có thời gian và nguồn lực cho các nghiên cứu khoa học.

ĐiThung lũng thần tiên Đông Lâm (xã Hu Liên, huyn Hu Lũng): Con đường hẹp bằng bê tông là cần thiết để vận chuyển khách tham quan vào thung lũng, nhưng cần nghiêm cấm việc xây dựng công trình kiên cố để bảo vệ khu vực nguyên sơ này.

ĐiSự sống cổ dưới đại dương – Hóa thạch kỷ Devon (xã Thượng Cường, huyn Chi Lăng): Khu vực này gần đường giao thông, làm cho nó dễ bị trộm cắp hóa thạch. Thông tin về khu vực bảo vệ đã có nhưng cần thêm các biện pháp bảo vệ khác.

Biện pháp an ninh: Một số khu vực cần có biện pháp bảo vệ tốt hơn cho khách tham quan, chẳng hạn như:

- Biển báo về mực nước cao có thể xảy ra trong các hang động (Hang Keng Tao, huyn Bc Sơn);

- Thông tin về các nguy cơ khác (đá rơi) trong các hang động;

- Cần cải thiện an toàn tại lối qua đường sắt ở khu vực Điểm Thế giới Cúc đá (huyn Chi Lăng).

Giáo dục: Phát triển các công cụ giáo dục cho các trường học ở các cấp khác nhau, bao gồm việc đánh giá nhu cầu đào tạo cho giáo viên.

Trung tâm Thông tin cho khách tham quan: Dù thông tin nói chung đã dễ tiếp cận, nhưng cần khám phá các khả năng cho các hoạt động thực tế cho giới trẻ khi phát triển các trung tâm trong tương lai.

Xét đến các ưu tiên và nhiệm vụ của UNESCO, các thành viên của Hội đồng CVĐC Toàn cầu UNESCO đã khuyến nghị tất cả các CVĐC tiềm năng và CVĐC Toàn cầu UNESCO như sau:

Các CVĐC Toàn cầu UNESCO cần tích hợp và tăng cường đóng góp vào các mục tiêu toàn cầu, chẳng hạn như Mục tiêu Phát triển Bền vững 2030, Hiệp định Khí hậu Paris và Kế hoạch Hành động Sendai về Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai trong tất cả các hoạt động của mình.

- Cải thiện khả năng tiếp cận cho những người khuyết tật trong CVĐC cũng như trong các cơ sở đối tác như bảo tàng, trung tâm và các cơ sở khác.

- Tổ chức các hoạt động và chiến dịch để cùng nhau kỷ niệm các ngày quốc tế liên quan của UNESCO và Liên Hợp quốc.

- Hợp tác chặt chẽ với thanh niên để họ tham gia vào công tác quản lý và hoạt động của các CVĐC.

Mỗi CVĐC Toàn cầu UNESCO mới phải trở thành thành viên tổ chức của Mạng lưới CVĐC Toàn cầu (GGN). GGN sẽ gửi cho quý vị một Thư riêng để ký bởi cơ quan quản lý của quý vị về vấn đề này. Mạng lưới CVĐC Toàn cầu là một tổ chức phi lợi nhuận theo luật pháp Luật 1901 về các hiệp hội) và là một tổ chức phi chính phủ, chính thức được thành lập vào năm 2014. Đại hội đồng GGN đưa ra mức phí hàng năm là 1.500 Euro cho các thành viên tổ chức GGN, tức là mỗi CVĐC Toàn cầu UNESCO. UNESCO sẽ nhận được 1.000 USD từ số tiền này để tài trợ cho các hoạt động xây dựng năng lực cho các CVĐC Toàn cầu UNESCO. Các quỹ này được thu bởi thủ quỹ của GGN và sau đó chuyển cho UNESCO. CVĐC Toàn cầu UNESCO Lng Sơsẽ được quyền sử dụng logo CVĐC Toàn cầu UNESCO vi các điều khoản sử dụng

Trong thi gian ti, Trung tâXúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch sẽ phối hợp với các cơ quan có liên quan tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện tốt các Khuyến nghị của UNESCO; đưa các nội dung này vào Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của BTV Tỉnh uỷ về bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn (đang trong quá trình xây dựng Dự thảo); đồng thời tham mưu xây dựng Chương trình/Kế hoạch hành động cụ thể để đảm bảo toàn bộ các khuyến nghị của UNESCO sẽ được thực hiện nghiêm túc, chất lượng và hiệu quả, đáp ứng tốt các tiêu chí cho kỳ tái thẩm định tiếp theo (từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2028).

Một số hình ảnh về Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn 

Phạm Hương tổng hợp – Phòng Quản lý Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn (Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Lạng Sơn) 

Bài liên quan
Khảo sát, đánh giá tiềm năng hình thành các Con đường mòn địa chất (Geotrail), Con đường di sản Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn chào mừng Lễ đón nhận Bằng chứng nhận Danh hiệu Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO
27/04/2025

Khảo sát, đánh giá tiềm năng hình thành các Con đường mòn địa chất (Geotrail), Con đường di sản Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Lạng Sơn chào mừng Lễ đón nhận Bằng chứng nhận Danh hiệu Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO

Phối hợp tổ chức tập huấn trực tuyến “Phát huy vai trò của thanh niên trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản địa chất (hang động, hố sụt, cảnh quan karst dãy núi đá vôi, thác nước, Con đường mòn địa chất) Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Lạng S
27/04/2025

Phối hợp tổ chức tập huấn trực tuyến “Phát huy vai trò của thanh niên trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản địa chất (hang động, hố sụt, cảnh quan karst dãy núi đá vôi, thác nước, Con đường mòn địa chất) Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Lạng S

VIỆT NAM CHÍNH THỨC CÓ CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT TOÀN CẦU UNESCO THỨ TƯ -  Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn
19/04/2025

VIỆT NAM CHÍNH THỨC CÓ CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT TOÀN CẦU UNESCO THỨ TƯ - Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn

0.03023 sec| 944.992 kb