Hành trình hình thành xã, phường, thôn, làng, khu phố tiêu biểu vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn

Phạm Hương 12/06/2025

Ban Thường vụ tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Nghị quyết số 223-NQ/TU ngày 30/5/2025 về bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn giai đoạn 2025 - 2030, định hướng đến năm 2035.

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn có tổng diện tích khoảng 4.842,58 km2, dân số khoảng 627.500 người, tương đương chiếm khoảng 58% diện tích và 78% dân số toàn tỉnh. Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn chứa đựng nhiều giá trị di sản văn hóa đặc trưng tiêu biểu về địa chất và tiến hóa của sự sống, có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, lưu giữ nhiều giá trị đa dạng sinh học, truyền thống văn hóa lâu đời của cộng đồng cư dân bản địa. Đây là những điều kiện cơ bản đáp ứng các tiêu chí của UNESCO về Công viên địa chất toàn cầu. Ngày 17/4/2025, Công viên địa chất Lạng Sơn được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.

Một trong những Quan điểm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCOHuy động tổng hợp các nguồn lực trong xã hội, trong đó xác định nguồn xã hội hóa là chủ yếu, ngân sách nhà nước đóng vai trò khuyến khích, h tr tạo cơ sở ban đầu để thực hiện

Một trong những Mục tiêu đến năm 2030: Xây dựng thí điểm ít nhất 10 , phường kiểu mẫu trong bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn.

Xây dựng bộ tiêu chí và thí điểm những mô hình xã, phường, thôn… kiểu mẫu có cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, toàn diện trong bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn hoặc theo từng chuyên đề như bảo vệ môi trường, cải tạo, chỉnh trang cảnh quan, bảo tồn, phát huy giá trị hang động, giá trị văn hóa phi vật thể, công tác tuyên truyền, công tác quản lý Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn. Tăng cường hoạt động giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các địa phương trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn.

Một trong những Mục tiêu đến năm 2035Xây dựng 20 , phường kiểu mẫu trong bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn.

Phòng Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn (Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch) đã tiến hành các cuộc khảo sát, nghiên cứu, đánh giá những ưu điểm, hạn chế của 08 làng/thôn, tổ chức làm việc với các chuyên gia lĩnh vực khác nhau (du lịch, văn hoá, địa chất, kiến trúc cảnh quan, cộng đồng, tiếp thị và truyền thông, nhà điêu khắc, chuyên gia bảo tàng…), trao đổi, đánh giá tiềm năng, đề xuất phương án lựa chọn 01-02 thôn/làng, 01-02 xã để tham mưu Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch, UBND tỉnh thí điểm xây dựng mô hình xã, phường, thôn… kiểu mẫu gắn với phát triển du lịch trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn (thảo luận trong phòng họp, khảo sát thực địa, đánh giá tiềm năng, tổ chức hội thảo, diễn đàn, đưa vào kế hoạch năm 2026, xây dựng bộ tiêu chí trên cơ sở tham khảo Bộ tiêu chí của Tổ chức Du lịch Thế giới, Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, các Quy định của Việt Nam,…, tiến hành thí điểm 01-02 xã/thôn/làng, 01-02 xã trong năm 2026; nhân rộng mô hình các năm tiếp theo theo hình thức đổi mới sáng tạo trên nền tảng giá trị văn hoá, địa chất, cảnh quan thiên nhiên của từng địa phương). 

Song song với việc thí điểm 01-02 thôn/làng, 01-02 xã là việc triển khai các bước cơ bản cho ít nhất 5 thôn/làng/khu phố và ít nhất 5 xã trong giai đoạn 2026-2030 (kết hợp nguồn ngân sách nhà nước và huy động tổng hợp các nguồn lực trong xã hội, trong đó xác định nguồn xã hội hóa là chủ yếu - Thí điểm lựa chọn 01 làng du lịch cộng đồng đã được hình thành, 01 xã có nhiều tài nguyên du lịch, văn hoá, địa chất, cộng đồng, chính quyền địa phương cởi mở, tích cực tham gia dự án Công viên địa chất để thí điểm kêu gọi, vận động, thu hút nguồn xã hội hoá). 

Danh sách 08 làng/thôn đã được khảo sát như sau:

1. Thôn Lân Nóng, xã Yên Sơn, huyện Hữu Lũng (có 13 hộ, trong đó 10 hộ đang sống trong nhà sàn truyền thống; 3 hộ nhà đất bằng gỗ), tộc người: Tày, Nùng, rất thân thiện, mến khách, cởi mở, sản phẩm nông nghiệp: lạc, ngô, món gà vàng ngon “nhức nách", có hang (nhỏ), suối chảy từ trong hang, có cá một mắt, không gian làng: sạch sẽ, nhiều cây xanh, con đường trong làng nối ra cánh đồng có thể đạp xe đạp, có rừng vầu, nếu trekking từ phía trung tâm xã Yên Sơn có đi qua sườn núi xanh mướt với những cây na trữu quả, thung lũng cảnh quan ngoạn mục, có núi đôi, đi qua “nghĩa địa hoá thạch cổ sinh". 

2.  Thôn Cầu Gạo Ngoài, xã Yên Thịnh, huyện Hữu Lũng, người dân cởi mở, thân thiện, mến khách, có nhiều hang động đẹp (Hang Rắn, Hang Nước, Hang ốc), Con đường mòn địa chất “Hành trình đến với Trái tim Hồ Lân Ty”, mô hình Leo núi thể thao đang phát triển. Giải thưởng du lịch ASEAN 2025 đối với hạng mục: Giải thưởng Du lịch cộng đồng ASEAN - CBT ASEAN cho Giải thưởng Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê - Homestay ASEAN cho Cụm Homestay xã Yên Thịnh (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn)

 

 

 

 

3. Làng Bên, xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng (132 hộ, 120 hộ đang sống trong nhà sàn truyền thống, 09 hộ đang làm Homestay, người dân cởi mở, thân thiện, mến khách. Giải thưởng du lịch ASEAN 2025 đối với hạng mục: Giải thưởng Du lịch cộng đồng ASEAN - CBT ASEAN cho Điểm du lịch cộng đồng Hữu Liên (xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn). Có nhiều lợi thế: Thung lũng thần tiên Đồng Lâm (điểm du lịch Công viên địa chất), suối đẹp, có dự án MichiCamp đang thu hút khách, gần Con đường mòn địa chất “Hành trình đến với Trái tim Hồ Lân Ty”, xã Yên Thịnh.

4. Làng Du lịch cộng đồng xã Mông Ân, huyện Bình Gia (có nhiều nhà sàn, người dân rất thân thiện, cởi mở, mến khách, có khát vọng phát triển du lịch, có CLB hát Then, có nhiều tài nguyên du lịch (Hang Ngườm Moóc, Hố sụt Thẩm Lũm), có con suối uốn lượn, trong xanh ở giữa cánh đồng, nối đến cửa Hang Ngườm Moóc, đang hình thành Con đường mòn địa chất “Hố sụt Thẩm Lũm - Cửa sổ vào lòng đất” (kết nối từ Cửa Hang Ngườm Moóc đến Hố sụt Thẩm Lũm), con đường quanh co uốn lượn giữa cánh đồng lúa vàng phù hợp cho việc đạp xe dạo chơi,...

5. Thôn Khuôn Bồng, xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn: Người dân (Tày, Nùng) thân thiện, có 50 hộ, trong đó có 46 hộ nhà sàn truyền thống, chưa bị bê tông hoá không gian làng, có Hang Khuôn Bồng rất đẹp, dài gần 5km, rất tiềm năng cho du lịch mạo hiểm, giao thông dễ tiếp cận.

6. Làng nghề Cao khô Vạn Linh: Có 200 hộ làm cao khô, còn một số nhà trình tường, gần thôn có nhiều nhà sàn, có Nhà hàng Lâm Lan - đối tác Công viên địa chất đã cải tạo nâng cấp thành nhà hàng thân thiện với môi trường, trưng bày các giá trị truyền thống, liên kết với Thôn Lân Nóng, huyện Hữu Lũng, có món Gà vàng Vạn Linh ngon “nhức nách", có Na Chi Lăng.

 

7. Làng Xuân Lũng, xã Bình Trung, huyện Cao Lộc:  Gần khu vực Điểm Cầu Khánh Khê, có hang động, gần sông Kỳ Cùng. 

8. Làng Văn hoá du lịch cộng đồng xã Quỳnh Sơn, xã Bắc Quỳnh, huyện Bắc Sơn (400 nhà sàn, nhiều Homestay, Thung lũng lúa vàng Bắc Sơn, Đỉnh Nà Lay, Làng nghề ngói âm dương, Rừng nghiến nguyên sinh, bánh chưng đen, CLB hát Then). 

Tại cuộc họp hẹp ngày 11/6/2025 với các chuyên gia lĩnh vực khác nhau (du lịch, văn hoá, địa chất, kiến trúc cảnh quan, cộng đồng, tiếp thị và truyền thông) cơ bản đã lựa chọn được 02 làng/thôn để tham mưu cho tỉnh đưa vào thí điểm làng/thôn kiểu mẫu năm 2026 trong bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn hoặc theo từng chuyên đề như bảo vệ môi trường, cải tạo, chỉnh trang cảnh quan, bảo tồn, phát huy giá trị hang động, giá trị văn hóa phi vật thể, công tác tuyên truyền, công tác quản lý Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn. Tuy nhiên để thêm căn cứ, đánh giá khách quan, đa chiều hơn, cần tổ chức Famtrip đến các làng/thôn nêu trên để đưa ra những diễn giải thuyết phục hơn (Phòng Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn sẽ tham mưu Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tổ chức Famtrip chậm nhất tháng 7/2025). 

Phạm Hương, Phòng Quản lý Công viêđịa cht Lạng Sơn, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tnh Lng Sơn

Bài liên quan
Đối tác có nhiều đóng góp tích cực cho Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn
09/07/2025

Đối tác có nhiều đóng góp tích cực cho Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn

Hành trình khám phá Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn “Dòng chảy sự sống nơi miền đất thiêng
08/07/2025

Hành trình khám phá Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn “Dòng chảy sự sống nơi miền đất thiêng"

Khởi động bước chuyển mình của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn qua hoạt động ký kết với 30 Đối tác chiến lược, 01 Bản ghi nhớ hợp tác về hang động trong khuôn khổ Lễ đón nhận Danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn
30/06/2025

Khởi động bước chuyển mình của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn qua hoạt động ký kết với 30 Đối tác chiến lược, 01 Bản ghi nhớ hợp tác về hang động trong khuôn khổ Lễ đón nhận Danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn

0.03241 sec| 860.695 kb