Du lịch địa chất và Công viên địa chất Lạng Sơn (Geotourism and Lang Son Geopark)

Phạm Hương 09/12/2024

Du lịch địa chất là một dạng thức, một cách tiếp cận du lịch mới theo định hướng phát triển du lịch bền vững. Đây là xu thế tương lai của thị trường du lịch. 

Du lịch địa chất là một loại hình du lịch cung cấp cho khách tham quan những thông tin, kiến thức và hiểu biết về giá trị đặc trưng địa chất, địa mạo, địa lý của một địa điểm gắn với bảo vệ và phát triển bền vững với môi trường, di sản, thẩm mỹ, văn hóa và hạnh phúc của cộng đồng... 

Mục đích của Du lịch địa chất là giúp cho khách tham quan thấy thích thú khi tham quan và trải nghiệm vẻ đẹp và sự kỳ vỹ về địa chất, địa hình, địa mạo gắn với văn hóa, lịch sử và tôn giáo bản địa của các danh lam - thắng cảnh.. qua đó giúp du khách hiểu biết các giá trị hữu hình và vô hình, từ đó trân trọng và chung sức bảo vệ giữ gìn những danh lam thắng cảnh. 

Sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên và địa chất là tiềm năng lớn cho việc mở rộng du lịch địa chất tại vùng Công viên địa chất Lạng Sơn. Du lịch địa chất sẽ tạo ra sự kích thích đáng kể góp phần đẩy mạnh nền kinh tế của vùng Công viên địa chất Lạng Sơn nói riêng, tỉnh Lạng Sơn nói chung, nâng cao nhận thức về khoa học, bảo tồn của các du khách và cộng đồng địa phương. 

Tính đến 2024 đã có 213 công viên địa chất thuộc 49 quốc gia là thành viên của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, dự kiến trong tương lai sẽ có khoảng 500 khu vực trên thế giới mang danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu. Vào ngày 08/9/2024, trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Phiên họp Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO đã tiến hành đánh giá và biểu quyết, 100% các thành viên đã thống nhất công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn Lạng Sơn là Công viên địa chất Lạng Sơn toàn cầu UNESCO. Năm 2025, tỉnh Lạng Sơn sẽ chính thức đón nhận Bằng chứng nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn tại nước Cộng hoà Chi Lê. 

Công viên địa chất Lạng Sơn có địa hình địa mạo và địa chất tự nhiên kỳ vỹ, có khoảng 200 hang động, nhiều thác nước đẹp sẽ là nguồn lực chắp cánh cho sự phát triển của ngành Du lịch địa chất (thám hiểm hang động, leo núi thể thao, dù lượn, trekking, vượt thác) trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn.

 

Hang Ngườm Moóc, xã Mông Ân, huyện Bình Gia (vùng Công viên địa chất Lạng Sơn)

 

Hang Đán Lài, xã Bình Trung, huyện Cao Lộc (vùng Công viên địa chất Lạng Sơn)

Hang Khuôn Bồng, xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn (vùng Công viên địa chất Lạng Sơn)

Hang Hoàng An, xã Nhất Tiến, huyện Bắc Sơn (vùng Công viên địa chất Lạng Sơn)

Hang Nước, xã Yên Thịnh, huyện Hữu Lũng (vùng Công viên địa chất Lạng Sơn)

 

Cổng trời Yên Sơn, xã Yên Sơn, huyện Hữu Lũng (vùng Công viên địa chất Lạng Sơn)

Du lịch dù lượn ngắm toàn cảnh Thung lũng Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn (vùng Công viên địa chất Lạng Sơn). Ảnh: St. 

 

Leo núi thể thao, xã Yên Thịnh, huyện Hữu Lũng (vùng Công viên địa chất Lạng Sơn). Ảnh: St. 

Trekking ở Khu du lịch Mẫu Sơn  (vùng Công viên địa chất Lạng Sơn). Ảnh: St. 

Camping ở Khu du lịch Mẫu Sơn  (vùng Công viên địa chất Lạng Sơn). Ảnh: St. 

Phòng Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn (tổng hợp)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài liên quan
Doanh nghiệp, cộng đồng đồng hành thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn năm 2024
22/12/2024

Doanh nghiệp, cộng đồng đồng hành thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn năm 2024

Nguồn cảm hứng từ Cộng đồng cho sự phát triển thịnh vượng vùng Công viên địa chất Lạng Sơn
20/12/2024

Nguồn cảm hứng từ Cộng đồng cho sự phát triển thịnh vượng vùng Công viên địa chất Lạng Sơn

Thám hiểm tuyệt tác hang động vùng Công viên địa chất Lạng Sơn
20/12/2024

Thám hiểm tuyệt tác hang động vùng Công viên địa chất Lạng Sơn

0.05984 sec| 812.406 kb