Tăng cường hoạt động bảo vệ môi trường vùng Công viên địa chất Lạng Sơn

Phạm Hương 14/01/2023

 

 

Thực hiện Đề án thành lập, xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 2386/QĐ-UBND ngày 08/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, trong đó có nhiệm vụ “Xây dựng và triển khai chương trình giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về di sản địa chất và Công viên địa chất Lạng Sơn” (triển khai hoạt động chống biến đổi khí hậu (quản lý chất thải, sử dụng thay thế chai nhựa) và “Xây dựng và thực hiện chương trình tuyên truyền, xúc tiến quảng bá Công viên địa chất Lạng Sơn” (tập trung tuyên truyền về vai trò, vị trí, tầm quan trọng và ý nghĩa của các di sản địa chất, di sản văn hoá, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường, hệ sinh thái rừng trong Công viên địa chất Lạng Sơn). 

Theo một trong những tiêu chí để UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu là Công viên địa chất phải tham gia vào các hoạt động liên quan đến thích ứng, giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu; phát triển giáo dục để giảm thiểu biến đổi khí hậu và các hiểm họa thiên nhiên; Ban Quản lý có đủ năng lực và quyền hạn để điều hành mọi hoạt động của Công viên địa chất, cung cấp chương trình đào tạo cho hướng dẫn viên hoặc Người điều hành tour làm việc với Ban Quản lý, các cán bộ, nhà quản lý, lãnh đạo địa phương có tham gia tích cực và chính thức vào các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực, quá trình hoạt động của Công viên địa chất; cộng đồng địa phương, người dân bản địa tham gia tích cực và chính thức vào hoạt động của Công viên địa chất, đại diện trong cơ cấu quản lý Công viên địa chất và tham gia vào việc soạn thảo, thực hiện các hành động và dự án Công viên địa chất; Công viên địa chất chuyển giao kiến thức, thực hành và hệ thống quản lý cho thế hệ trẻ.

Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường vùng Công viên địa chất Lạng Sơn, cụ thể như sau:

Ngày 17 tháng 02 năm 2022, Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn tổ chức Diễn đàn “Biến đổi khí hậu và Giải pháp cho Công viên địa chất Lạng Sơn” bằng tiếng Anh, với sự tham dự của đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thành viên Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn, Lãnh đạo, chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện và thành phố Lạng Sơn, lãnh đạo, giáo viên tiếng Anh và học sinh một số Trường THPT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Tại Diễn đàn, học sinh của các trường trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn và trên địa bàn thành phố Lạng Sơn đã trình bày 15 bài thuyết trình liên quan đến biến đổi khí hậu, cụ thể: Giới thiệu tổng quan về biến đối khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu, Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC); vai trò, vị trí, tầm quan trọng và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, thích ứng với đổi khí hậu trong Công viên địa chất Lạng Sơn, đánh giá thực trạng biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn, đánh giá giá tác động của biến đổi khí hậu đối với Khu di tích khảo cổ Hang Thẩm Khuyên – Thẩm Hai, huyện Bình Gia trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn, Giải pháp nâng cao khả năng ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn nói riêng, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói chung; thảo luận về địa điểm học tập, giáo dục (Learning sites) trong Công viên địa chất Lạng Sơn.

Học sinh Trường THPT DTNT tỉnh Lạng Sơn tham dự Diễn đàn

 

Học sinh trình bày tại Diễn đàn

Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn giới thiệu tóm tắt Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) và cam kết mạnh mẽ, trách nhiệm của Việt Nam chống biến đổi khí hậu; ông Jean Verly, Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Thể thao và Giải trí Việt Nam tham luận “Du lịch leo núi thể thao gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”.

Diễn đàn đã diễn ra thành công tốt đẹp, góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức thế hệ trẻ của tỉnh về vấn đề chung toàn cầu, giáo dục tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường, đưa ra các giải pháp chống biến đổi khí hậu đối với Công viên địa chất Lạng Sơn, qua đó nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững trên địa bàn các huyện trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung; tạo cơ hội để học sinh nâng cao kỹ năng thuyết trình, thảo luận và đàm phán bằng tiếng Anh, nâng cao năng lực hội nhập quốc tế; đáp ứng một trong những tiêu chí để UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu là “Công viên địa chất phải tham gia vào các hoạt động liên quan đến thích ứng, giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu; phát triển giáo dục để giảm thiểu biến đổi khí hậu và các hiểm họa thiên nhiên”.

Từ ngày 24 đến ngày 28/6/2022, Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn đã  tổ chức khoá bồi dưỡng, nâng cao kiến thức tiếng Anh chuyên ngành ngắn hạn đáp ứng yêu cầu quản lý Công viên địa chất. Trong khuôn khổ khoá học, học viên thực hiện vệ sinh môi trường tại Làng du lịch cộng đồng Hữu Liên, huyện Hữu Lũng.

Học viên thực hiện vệ sinh môi trường tại Làng du lịch cộng đồng Hữu Liên, huyện Hữu Lũng

Từ ngày 27 đến ngày 29 tháng 7 năm 2022, Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn đã phối hợp với Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện Bắc Sơn, Hữu Lũng tổ chức Lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về Di sản địa chất và Công viên địa chất năm 2022 dành cho 200 học viên là cán bộ, công chức, viên chức, các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, lưu trú, nhà hàng trên địa bàn huyện Bắc Sơn, Hữu Lũng.

Học viên thu gom rác tại Khu danh thắng Đồng Lâm, xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng

Ngày 12/01/2023, Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bắc Sơn và UBND xã Bắc Quỳnh, huyện Bắc Sơn tổ chức hoạt động gắn kết cộng đồng bảo vệ môi trường "Vì một xã Bắc Quỳnh không rác thải trước thềm năm mới 2023".

 

Xã Bắc Quỳnh cách thị trấn Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn 4 km, xã hiện có 9 thôn với 976 hộ và 4328 nhân khẩu. Đây là địa bàn giàu tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch của tỉnh Lạng Sơn nói chung và công viên địa chất Lạng Sơn nói riêng như: Du lịch sinh thái, về nguồn, du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng... Tiêu biểu, điểm du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn được thành lập từ năm 2010 thu hút rất đông khách du lịch đến địa bàn.

Hoạt động bảo vệ môi trường được tổ chức dưới dạng cuộc thi gồm có 9 đội tham gia đến từ 9 thôn của xã Bắc Quỳnh gồm: Bắc Sơn, Thâm Pát, Đon Riệc 1, Đon Riệc 2, Nà Riềng, Nội Hòa, Đông Đằng, Trí Yên, Tân Sơn. Các đội dọn vệ sinh từ trong nhà ra cổng, đường làng, ngõ xóm, các khu di tích,... Cuộc thi đã thu hút được sự hưởng ứng của đông đảo người dân trên địa bàn xã. Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã trao giải thưởng cho 5 đội xuất sắc nhất, trong đó, giải nhất thuộc về thôn Đon Riệc 1, giải nhì thuộc về thôn Đon Riệc 2 và thôn Thâm Pát, giải 3 thuộc về thôn Đông Đằng và giải khuyến khích thuộc về thôn Bắc Sơn.

 

 

 

Ngày 13/01/2023 Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn đã phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin, Ủy ban nhân dân xã Vạn Linh, Thôn Phố Cũ, xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng tổ chức thành công hoạt động gắn kết cộng đồng bảo vệ môi trường Vì một Làng nghề Cao khô xã Vạn Linh không rác thải trước thềm năm mới 2023.

Hoạt động bảo vệ môi trường được tổ chức dưới dạng cuộc thi gồm có 5 đội dọn vệ sinh từ trong nhà ra cổng, đường làng, ngõ xóm, các khu di tích,... Cuộc thi đã thu hút được sự hưởng ứng của đông đảo người dân trên địa bàn thôn. Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã trao giải thưởng cho các đội (01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba, 02 giải khuyến khích).

Hoạt động gắn kết cộng đồng bảo vệ môi trường Vì một Làng nghề Cao khô xã Vạn Linh không rác thải trước thềm năm mới 2023 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đây là một hoạt động ý nghĩa trước thềm năm mới 2023, thể hiện được tinh thần, trách nhiệm, niềm vui, tự hào của cộng đồng trong việc chung tay bảo vệ môi trường, hướng tới xây dựng hình ảnh một Làng nghề Cao khô bền vững (Ban Quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn rất ấn tượng, đánh gia cao tinh thần tích cực, thái độ nghiêm túc của các cụ ông, cụ bà tại sự kiện lần này; với tinh thần của cộng đồng như vậy cho thấy khả năng hướng tới một Làng nghề Cao khô Vạn Linh không rác thải trong năm 2023 và các năm tiếp theo là rất khả thi).

 

Hoạt động bảo vệ môi trường vùng Công viên địa chất Lạng Sơn góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, ý thức, vai trò và trách nhiệm về bảo vệ môi trường cho cán bộ, nhân dân ; vận động kông sử dng túi nilon khó phân hủy và các sản phẩm nhựa dùng một lần, sử dng các sản phẩm, dịch v thân thiện với môi trường, không vứt rác bừa bãi, thực hành thói quen dọn vệ sinh từ trong nhà ra cổng, đường làng, ngõ xóm, các khu di tích, giữ gìn vệ sinh chung…Nâng cao nhận thức về việc hạn chế các hành vi gây ô nhiễm môi trường, tạo cảnh quan môi trường trong sạch của địa phương; giúp người dân trách nhiệm, tự hào trong việc chung tay bảo vệ môi trường, hướng tới xây dựng hình ảnh một Công viên địa chất Lạng Sơn bền vững; tạo sức lan toả trong việc bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du khách trong nước và quốc tế khi đến thăm vùng Công viên địa chất Lạng Sơn.

Phạm Hương

 

Bài liên quan
Khảo sát, kiến tạo cảnh quan tại một số điểm du lịch trên địa bàn huyện Cao Lộc, Văn Quan
20/07/2024

Khảo sát, kiến tạo cảnh quan tại một số điểm du lịch trên địa bàn huyện Cao Lộc, Văn Quan

Khảo sát, đánh giá tiềm năng hợp tác phát triển du lịch vùng Công viên địa chất Lạng Sơn
19/07/2024

Khảo sát, đánh giá tiềm năng hợp tác phát triển du lịch vùng Công viên địa chất Lạng Sơn

Xúc tiến hợp tác tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch, dịch vụ du lịch vùng Công viên địa chất Lạng Sơn
19/07/2024

Xúc tiến hợp tác tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch, dịch vụ du lịch vùng Công viên địa chất Lạng Sơn

0.05667 sec| 860.219 kb