Nâng cao vai trò của cộng đồng trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản vùng Công viên địa chất Lạng Sơn

Phạm Hương 04/01/2023

 

 

Công viên địa chất (CVĐC) Lạng Sơn được thành lập ngày 16/12/2021 theo Quyết định số 2424/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, trên phạm vi hành chính của 05 huyện: Bắc Sơn, Bình Gia, Chi Lăng, Hữu Lũng và Văn Quan với tổng diện tích 3.845,8 km2, dân số 375.656 người (chiếm khoảng 46,3% diện tích và 48,1% dân số toàn tỉnh). CVĐC Lạng Sơn hướng tới bảo tồn nguyên vẹn và khai thác, sử dụng hợp lý, bền vững các giá trị di sản địa chất, địa mạo, cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa (vật thể, phi vật thể), đa dạng sinh học

Mọi hành vi xâm hại, phá vỡ các giá trị di sản kể trên trong phạm vi CVĐC Lạng Sơn sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Bảo tồn các di sản địa chất cũng như các di sản khác trong vùng Công viên địa chất, từ đó trở thành một công cụ phát triển bền vững vì lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai; quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu, giáo dục nâng cao nhận thức, chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường hội nhập quốc tế; tăng cường sự tham gia của người dân, chính quyền địa phương vì một khu vực bền vững. Quảng bá di sản, phát triển du lịch, kinh tế và xã hội để đảm bảo chất lượng cuộc sống trong vùng Công viên địa chất; hành động xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề môi trường và bảo tồn di sản địa chất, người dân tự hào về môi trường sống của mình. CVĐC Lạng Sơn được vận hành vì một sự phát triển bền vững và thịnh vượng của vùng CVĐC Lạng Sơn trên nền tảng giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nghiên cứu, bảo tồn, phát triển kinh tế xã hội bền vững, hội nhập quốc tế và lấy sự tham gia tích cực, hạnh phúc và tự hào về môi trường sống của người dân làm thước đo cho hành động; tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội vùng CVĐC Lạng Sơn Sơn nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung.

Cộng đồng có vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị của Công viên địa chất Lạng Sơn. Cộng đồng nói chung: Đội ngũ cán bộ quản lý: Cán bộ, nhân viên Ban Quản lý CVĐC; các ban, ngành đoàn thể có liên quan đến công tác phát triển, bảo tồn và phát huy giá trị CVĐC; Hướng dẫn viên: Hướng dẫn viên là cầu nối giữa khách du lịch và người địa phương thường xuyên tiếp xúc với khách du lịch. Hơn ai hết phải là đối tượng nắm chắc và sâu sắc về CVĐC để giới thiệu cho khách du lịch đồng thời cũng là những tuyên truyền viên hiệu quả cho chương trình giáo dục cộng đồng, đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sự giao tiếp giữa Ban Quản lý CVĐC của vùng và công đồng địa phương; Khách du lịch: Du khách đóng vai trò quan trọng trong nâng cao nhận thức chung. Du khách đến từ nhiều nền văn hoá, các địa phương khác nhau, nhận thức khác nhau. Vì vậy, qua các ấn phẩm, bảng hướng dẫn, quy tắc ứng xử rõ ràng và cụ thể, qua lời giới thiệu của hướng dẫn viên, thuyết minh viên và nhân viên phục vụ tại các khách sạn nhà hàng, khách du lịch sẽ có được những thông tin về CVĐC và có hành vi ứng xử với các di sản một cách phù hợp. Việc tuyên truyền quảng bá và hướng dẫn cụ thể, niêm yết các nội dung yêu cầu về hành vi ứng xử sẽ có tác động đến du khách, vì thế có thể đóng góp vào những mục tiêu bảo tồn mà Ban Quản lý CVĐC định ra.

Cộng đồng địa phương trong vùng CVĐC: Cán bộ quản lý (cán bộ lãnh đạo, nhân viên các phòng, ban, đơn vị của huyện); các lực lượng công an, biên phòng, quân đội đóng trên địa bàn huyện; Người dân: Cộng đồng địa phương (người dân lao động; cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh sản xuất trên địa bàn) là đối tượng quan trọng trong chương trình, nhận thức của người dân đóng vai trò quan trọng nhất bởi họ mới thật sự là chủ nhân của các di sản. Người dân phải nhận thức được vai trò của mình trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản một cách tích cực và tự giác (triển khai chương trình đối tác Công viên địa chất như gắn biểu tượng CVĐC lên các nhà hàng, khách sạn, các phương tiện vận tải, các sản vật địa phương...); Học sinh, giáo viên các trường trong vùng CVĐC: Học sinh - chủ nhân tương lai của di sản, giáo viên - nhân tố đóng vai trò quyết định đến thành công của công tác giáo dục di sản trong trường học, hai đối tượng này cần phải có sự quan tâm đặc biệt của chương trình; Nhân viên phục vụ: Thuyết minh viên, nhân viên phục vụ tại các điểm di sản, điểm du lịch, cơ sở cung cấp các dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Nhằm hiện thực hoá mục tiêu Đề án thành lập, xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 2386/QĐ-UBND ngày 08/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, Công viên địa chất Lạng Sơn sớm được UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế xã hội vùng Công viên địa chất Lạng Sơn nói riêng, tỉnh Lạng Sơn nói chung, cần tiếp tục quan tâm, tăng cường hơn nữa vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ và phát huy các giá trị di sản vùng Công viên địa chất Lạng Sơn.

Phạm Hương tổng hợp

 

Bài liên quan
Nghi lễ then (giải hạn, lẩu then, cấp sắc…)
02/11/2023

Nghi lễ then (giải hạn, lẩu then, cấp sắc…)

Thờ cúng tổ tiên Nùng
02/11/2023

Thờ cúng tổ tiên Nùng

Hát Cò Lẩu
02/11/2023

Hát Cò Lẩu

0.03680 sec| 812.867 kb